Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Thịt bò là thực phẩm giàu dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ăn có mùi vị thơm ngon. Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Nên ăn thịt bò như thế nào để không bị tăng đường huyết?

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh tiểu đường nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên quá kiêng khem. Trong các thực phẩm người tiểu đường có thể sử dụng được cũng bao gồm cả thịt bò.

Người bệnh tiểu đường có ăn thịt bò được không?

Tuy nhiên, việc người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, cụ thể như sau: 

– Hàm lượng tiêu thụ: Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu protein nhất, bên cạnh đó, thịt bò cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, đặc biệt là axit linoleic có tác dụng chuyển hóa lượng trong máu. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thịt bò cũng có thể làm tăng cholesterol máu, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch, huyết áp ở người bệnh tiểu đường. 

– Các bệnh lý toàn thân khác: Như đã nói ở trên, ăn quá nhiều thịt bò có thể làm tăng cholesterol xấu, do đó người bệnh tiểu đường đang mắc các bệnh lý kèm theo như tim mạch, huyết áp cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. Ngoài ra, thịt bò cũng chứa nhiều nhân purin có thể làm tăng axit uric và gây tái phát các cơn đau ở người bị gout. 

Thịt bò còn chứa nhiều natri có thể khiến cơ thể giữ nước trong máu để pha loãng natri. Tình trạng này làm thể tích máu tăng lên, gây áp lực cho mạch máu, làm tăng huyết áp và và kháng insulin. Do đó, người bệnh tiểu đường cần cân nhắc về 2 yếu tố trên khi sử dụng thịt bò. 

Có thể bạn quan tâm: 

Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt bò như thế nào để đảm bảo an toàn?

Sau khi nắm được thông tin người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách ăn thịt bò như thế nào để tốt cho cơ thể và không làm tăng đường huyết! 

– Hàm lượng thịt bò nên tiêu thụ: Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên ăn khoảng 508g thịt bò chia thành 3 – 4 lần, tương đương khoảng 100g/lần. 

– Cách chế biến thịt bò: Thịt bò hầm được cho là cách chế biến tốt nhất cho người bệnh tiểu đường, Nên hạn chế ăn thịt bò sống hoặc tái để tránh các nguy cơ nhiễm sán và ký sinh trùng. Nên hạn chế ăn thịt bò nướng vì nhiệt độ cao có thể làm tăng hàm lượng chất đạm và chất béo bão hòa, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều thịt bò

– Loại thịt bò nên sử dụng: Thịt nạc, thịt thăn bò, da bò và gân bò là những phần mà người bệnh nên ăn. 

– Các món ăn kèm: Nên ăn kèm thịt bò với rau xanh, ớt chuông, cà chua, hoặc các loại rau củ quả khác để điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn. 

– Thời điểm ăn thịt bò: Nên ăn thịt bò vào bữa sáng và bữa trưa, hạn chế ăn vào buổi tối để tránh làm tăng áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Nếu được sử dụng đúng cách, thịt bò sẽ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. 

Cách lựa chọn thịt bò cho người bệnh tiểu đường

Cách lựa chọn thịt bò cho người bệnh tiểu đường như sau:

– Nên chọn mua thịt thăn hoặc bắp. Những phần thịt này chứa ít mỡ, ít chất béo bão hòa, tốt cho cả người bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc tăng huyết áp.

– Nếu mua thịt bò xay sẵn thì cần lựa chọn những sản phẩm có hàm lượng nạc từ 95% trở lên.

– Nên lựa chọn thịt bò từ nguồn bò ăn cỏ để đảm bảo có nguồn thịt tốt nhất và an toàn nhất. 

Nên chọn thịt bò nạc, không nên ăn mỡ 

Quan trọng nhất, chúng ta cần phải tìm mua thịt bò tại những địa chỉ uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định về chất lượng. 

Khi nào người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt bò

Bị tiểu đường có nên ăn thịt bò không, bị bệnh gout có nên ăn thịt bò không, bị cao huyết áp có nên ăn thịt bò không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, những người bị tiểu đường thai kỳ hoặc người bệnh tiểu đường gặp các biến chứng như suy thận, huyết áp cao, tim mạch, hoặc bệnh gout nên hạn chế ăn thịt bò. 

Thịt bò có thể làm tăng axit uric và tái phát các cơn đau do bệnh gout

Thay vào đó, những loại thịt khác như thịt lợn, thịt gia cầm, cá nước mặn hoặc cá nước ngọt sẽ là những lựa chọn thay thế phù hợp nhất. Những người bị tiểu đường kèm theo các vấn đề về sức khỏe khác cũng nên bổ sung thêm nguồn protein thực vật từ các loại hạt hoặc đậu. 

Bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp cụ thể thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không. Hy vọng rằng qua bài viết này người bệnh tiểu đường đã biết cách ăn thịt bò sao cho phù hợp với tình trạng để đảm bảo sức khỏe. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: