Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Tiểu đường ăn nhãn được không? Giải đáp chi tiết nhất!

Nhãn có vị ngọt sắc nên một số người e ngại khi ăn và thắc mắc rằng tiểu đường ăn nhãn được không. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Ăn nhãn có bị tiểu đường không?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bị tiểu đường ăn nhãn được không, cần phải khẳng định rằng ăn nhãn không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nhãn là thực phẩm chứa ít calo, carbs và không có chất béo nên có lợi cho sức khỏe. Nhãn cũng như các loại trái cây khác là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất cho cơ thể.

Người bị tiểu đường ăn nhãn được không?

Ước tính, 28g nhãn tươi cung cấp cho cơ thể 17 calo và 4g carbs. Trong khi đó, 28g nhãn khô có thể cung cấp tới 80 calo và 21 carbs. Nhãn còn được chế biến thành long nhãn, có tác dụng an thần, bồi bổ khí huyết, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, kém ăn mệt mỏi, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. 

Hoạt chất flavoprotein trong cùi nhãn có công dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não. Cùi nhãn còn chứa vitamin PP có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, cải thiện chức năng tuần hoàn máu. Ngoài ra, nhãn cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin C – đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạn tính nguy hiểm.

Trong thành phần của nhãn còn có chất oligonol giúp bảo vệ tuyến tụy và gan, giúp cơ thể lưu trữ glucose dưới dạng glycogen. Oligonol có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm tình trạng tích tụ mỡ thừa tại gan ở người bệnh đái tháo đường. 

Người bị tiểu đường ăn nhãn được không

Mặc dù mang tới nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng một số người vẫn e băn khoăn rằng người bệnh tiểu đường có ăn nhãn được không. Lý do là vì nhãn có vị ngọt khiến người bệnh tiểu đường lo lắng về nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. 

Nhãn có chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) ở mức trung bình

Trên thực tế, nhãn có chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) là 57 – ở mức trung bình và có thể sử dụng được cho người  bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, do nhãn có kích thước nhỏ nên khó kiểm soát được lượng nhãn tiêu thụ, có thể khiến đường huyết tăng. 

Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn nhãn nhưng nên ăn ở mức vừa phải để vừa đảm bảo cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết, vừa kiểm soát được chỉ số đường huyết. 

Có thể bạn quan tâm: 

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường ăn nhãn được không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề phụ nữ đang mang thai mắc tiểu đường ăn nhãn được không cũng là điều cần thiết. 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều nhãn

Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai bị tiểu đường vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ để tránh làm tăng đường huyết. Ngoài việc ăn nhãn trực tiếp, mẹ bầu cũng có thể ăn nhãn bằng nhiều cách khác như nấu chè cùng với hạt sen hoặc chưng cùng tổ yến. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên chính xác nhất cho từng trường hợp cụ thể. 

Hướng dẫn cách ăn nhãn dành cho người tiểu đường 

Người bị tiểu đường nên lưu ý một số điều sau đây khi ăn nhãn để tránh làm tăng các chỉ số đường huyết: 

– Thời gian: Nên ăn nhãn sau khi ăn các bữa chính ít nhất 2 tiếng, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần, không nên ăn liên tục. 

– Loại nhãn: Nên ăn nhãn tươi hoặc các món ăn chế biến từ long nhãn, không nên ăn trực tiếp nhãn khô bởi nhãn sấy khô chứa nhiều đường hơn nhãn tươi. 

– Liều lượng: Chỉ nên ăn lượng vừa phải, từ 100 – 150g nhãn/ngày, chia nhỏ thành 2 – 3 lần ăn. 

– Những người nên hạn chế ăn nhãn: người đang bị mụn nhọt, nóng gan, gan nhiễm mỡ; người béo phì, người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân; người bị huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, … 

Các món ăn làm từ nhãn có mùi vị hấp dẫn và được nhiều người ưa thích

Ngoài ra, chúng ta cũng nên thận trọng khi ăn nhãn để tránh tình trạng hóc hạt nhãn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Người bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ dây thìa canh hoặc mướp đắng để hỗ trợ quá trình điều trị.  

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc người bị tiểu đường ăn nhãn được không. Nếu được ăn đúng cách với lượng vừa đủ, nhãn sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, kể cả với người bệnh tiểu đường.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: