Mục lục
Tôi ăn nhiều đồ ngọt nên tôi bị tiểu đường?
Chuyên gia trả lời: Nhiều người cho rằng, ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị mắc bệnh tiểu đường, điều này không hoàn toàn đúng.
Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone in-su-lin một cách thích hợp để chuyển hóa đường thành năng lượng cho các hoạt động sống, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, lối sống sinh hoạt không lành mạnh, béo phì, căng thẳng kéo dài…
Chính vì thế, việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt tuy không phải là yếu tố duy nhất nhưng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu chúng ta không biết hấp thu đường đúng cách. Bởi lẽ, nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, lại ít vận động, cơ thể không tiêu hao năng lượng dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở tình trạng tăng cao, tuyến tụy phải hoạt động hết năng suất để giải phóng in-su-lin giúp hạ đường huyết, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng tuyến tụy, gây nguy cơ bệnh tiểu đường. Do đó, nếu người bệnh có thói quen ăn nhiều đồ ngọt thì cần phải tích cực vận động để tiêu hao năng lượng, giảm lượng đường trong máu để phòng ngừa nguy cơ tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Chuyên gia trả lời: Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, không phải bệnh do vi khuẩn, virus gây ra nên không có tính lây nhiễm nhưng có tính di truyền cao và có yếu tố gia đình. Nghĩa là bệnh tiểu đường không lây qua nước bọt, không lây qua đường ăn uống, không lây qua đường quan hệ tình dục, không lây qua đường máu… nhưng bệnh tiểu đường có thể di truyền từ bố mẹ sang con và do môi trường sống, sinh hoạt trong gia đình không lành mạnh.
Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard thống kê rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi bố và mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 là 30%, nếu chỉ bố bị bệnh là 6%, nếu chỉ mẹ bị bệnh là 4%.
Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.
Đường huyết cao bao nhiêu thì nguy hiểm?
Chuyên gia trả lời: Chỉ số đường huyết được xem là thước đo chuẩn để căn cứ vào đó đánh giá tình trạng bệnh của người tiểu đường, từ đó, người bệnh biết điều chỉnh về chế độ dùng thốc, ăn uống, luyện tập phù hợp. Đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh về tim mạch, bệnh về mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh ngoại vi, thậm chí là đột quỵ. Do đó, người bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên và kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn.
+ Đường huyết thấp ở mức nguy hiểm: Dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l)
+ Đường huyết bình thường (khi đói – sau ăn 8 tiếng): Từ 70 mg/dl tới dưới 130 mg/dl (4,0 ->7,2mmol/l)
+ Đường huyết chấp nhận được (khi no- 2 tiếng sau ăn): Từ 130 mg/dl -> 180 mg/dl (7,2 ->10 mmol/l)
+ Đường huyết cao ở mức nguy hiểm: Từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên.
Với từng lứa tuổi, từng giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,… mà mức độ đường huyết an toàn của mỗi người khác nhau nhưng dao động không nhiều.
Như vậy, với chỉ số đường huyết từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên được xem là mức nguy hiểm, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như tính mạng của bệnh nhân. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh nên hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị tiểu đường, khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Chuyên gia trả lời: Cho tới nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn (dưới 7mmol/l, sau ăn 8 tiếng), ngăn ngừa biến chứng bệnh nhờ kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý và dùng thuốc theo đúng chỉ định hàng ngày. Đặc biệt, người tiểu đường không nên tự ý bỏ thuốc điều trị sau khi đường huyết đã ổn định, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Đối với chế độ ăn uống: nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 54); ăn nhiều rau xanh trước khi ăn cơm, hạn chế nước ngọt, nước có ga, đồ uống có cồn; hạn chế các món chiên, xào, ưu tiên món luộc…
Đối với chế độ luyện tập: nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Một bài tập phù hợp như: đi bộ, tham gia các lớp thể dục nhịp điệu, các lớp yoga, đi xe đạp, bơi… sẽ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Tôi có nên sử dụng kết hợp thảo dược để điều trị tiểu đường không?
Chuyên gia trả lời:
Tại Hội thảo khoa học cho người tiểu đường ngày 07/09/2019 do Tổng hội Y học Việt Nam kết hợp với nhãn hàng Diabetna tổ chức, các chuyên gia cho biết: “Hiện nay, đối với bệnh tiểu đường và một số bệnh mạn tính, Bộ y tế cũng đã khuyến khích điều trị theo hướng Đông Tây y kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giảm gánh nặng cho gan, thận”.
Việc kết hợp Đông Tây y trong điều trị tiểu đường giúp chung hoà, đào thải các độc tố, kết hợp nâng đỡ nhiều tạng phủ trong cơ thể; kích thích khả năng đề kháng và tái tạo các mô tế bào của cơ quan bị tổn thương; giảm tác dụng phụ của thuốc Tây; duy trì ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn dưới 7mmol/l.
Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp thuốc Tây y và các sản phẩm Đông y có nguồn gốc rõ ràng, đã được chứng minh hiệu quả để nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn, ngăn ngừa các biến chứng bệnh.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Đối tượng sử dụng: Người bị tiểu đường typ 1 và typ 2, người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường, người cần hạ đường huyết, người có nguy cơ biến chứng do tiểu đường. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Uống vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 30 phút. Mời bạn xem giấy phép của Bộ y tế tại đây: Số đăng ký: 5035/2021/ĐKSP Số xác nhận quảng cáo: 1887/2021/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI TRI ÂN NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẶNG NGAY 1 hũ Yến sào Ích Nhân Tổ yến chưng đường ăn kiêng khi mua 3 hộp Diabetna: Áp dụng cho khách hàng mua Diabetna tại các nhà thuốc thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung và các sàn Thương Mại Điện Tử, mua Online.
TẶNG NGAY 1 Trà Diabetna 10 túi lọc khi mua 2 hộp Diabetna: Áp dụng cho khách hàng mua Diabetna tại các chuỗi nhà thuốc Long Châu, An Khang, Pharmacity và các nhà thuốc khu vực Miền Nam.