Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Những lưu ý trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng mà không làm tăng chỉ số đường huyết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường.

Những nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chỉ số đường huyết ổn định sau bữa ăn và duy trì được sức khỏe để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: 

– Đảm bảo ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem trong ăn uống hằng ngày. 

– Nên ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày vào những khung giờ cố định, có thể ăn thêm các bữa phụ để cơ thể không bị hạ đường huyết do quá đói.

Người bệnh tiểu đường nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không kiêng khem quá 

– Uống đủ nước, ít nhất là 40ml/1kg cân nặng. 

– Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thức ăn tốt cho người bệnh tiểu đường.

– Không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn và không làm hạ đường máu nhiều khi xa bữa ăn. 

– Duy trì được cân nặng lý tưởng và đảm bảo đủ thể lực để thực hiện các hoạt động hằng ngày. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tới cách chế biến thức ăn, nên ăn các món hấp, luộc hoặc xào với ít dầu mỡ, hạn chế ăn các món chiên nướng hoặc hầm. 

Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho người tiểu đường 

Trong việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, người tiểu đường cần lưu ý: 

Nhóm đường bột (carbohydrate)

Ở người bình thường, tỉ lệ năng lượng do carbohydrate chiếm khoảng 65%, còn ở người tiểu đường là 44% – 46% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn. Nhóm đường bột là thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương và toàn bộ cơ thể. Vì thế, trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường không nên cắt bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn.

Những thực phẩm chứa tinh bột tốt cho người bệnh tiểu đường

 Nhóm đường bột được chia ra 2 loại bao gồm: 

– Carbohydrate đơn giản: có cấu trúc đơn giản nên được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn, từ đó khiến đường huyết tăng nhanh. Những thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm: bánh ngọt, sữa, đường, kẹo, nước ngọt, trái cây có vị ngọt, siro, … 

– Carbohydrate phức tạp có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Những thực phẩm này bao gồm: lúa mì, gạo, khoai, ngô, đậu, gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lựa chọn những loại tinh bột có chỉ số đường huyết (GI) thấp như: đậu xanh, bún/gạo lứt, khoai lang trắng, gạo tấm, ngũ cốc nguyên cám, … 

Có thể bạn quan tâm: 

Nhóm đạm (Protein)

Protein tạo nên các enzym cung cấp năng lượng cho nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phần của cơ thể. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung protein từ nhiều nguồn khác nhau: 

– Đạm động vật: thịt gà/vịt, thịt lợn nạc, thủy/hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, … Những loại thịt thuộc nhóm thịt đỏ như thịt bò/dê/cừu nên được sử dụng ở mức hạn chế. 

Các thực phẩm chứa protein tốt cho người bệnh tiểu đường

– Đạm thực vật: các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt/nguyên cám (lúa mì, gạo lứt, kê, yến mạch, …), đậu phụ.

Mỗi ngày, một người trưởng thành nên bổ sung tối thiểu 0,8g protein/ 1kg trọng lượng cơ thể. Lượng đạm trong khẩu phần ăn cho người tiểu đường nên được đảm bảo từ 15% – 20%.

Nhóm chất béo (Lipid)

Chất béo cung cấp năng lượng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Chất béo cũng là nguồn dự trữ năng lượng và là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì màng tế bào, duy trì nhiệt độ cơ thể, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Do vậy trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần phải đảm bảo lượng chất béo chiếm khoảng 20%. 

Có 3 loại chất béo gồm: 

– Chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe: có nhiều trong quả bơ, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, óc chó, dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, …). 

Chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe có nhiều trong cá hồi, dầu oliu và các loại hạt

– Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu: có trong thịt, bơ động vật, sữa, phô mai, kem, dầu dừa, …  

– Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol trong máu: bơ thực vật dạng que, đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. 

Người mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp nên bổ sung chất béo không bão hòa, hạn chế sử dụng các loại chất béo khác. 

Nhóm chất xơ 

Trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần tăng cường bổ sung chất xơ với lượng khoảng 30 – 40g/ngày. Chất xơ hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Có 2 loại chất xơ: 

– Chất xơ hòa tan: làm chậm hoặc giảm hấp thu glucose từ ruột, làm giảm lượng chất béo trong máu và làm chậm quá trình tăng đường huyết sau ăn. Chất xơ có trong tất cả các loại rau, củ, quả mà chúng ta ăn hằng ngày. 

Rau củ quả chứa nhiều vitamin và chất xơ, hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa

– Chất xơ không hòa tan: hoạt động như một chất tẩy rửa đường ruột, làm sạch đường tiêu hóa. Chúng được tìm thấy trong cám, vỏ của ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch và các loại hạt. 

Lưu ý: khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ thì nên uống nhiều nước để giúp chất xơ qua ruột dễ dàng.

Sữa và các loại trái cây

Sữa và trái cây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại sữa và trái cây đều phù hợp với người có chỉ số đường huyết cao. 

Các loại sữa nên sử dụng: sữa tách béo, sữa chua tách béo không đường, phô mai tách béo, sữa chua uống lên men tách béo, không đường, … Những loại sữa nguyên kem hoặc sữa có đường nên được hạn chế sử dụng ở mức tối đa. 

Người bị tiểu đường nên uống sữa tách kem, tách béo

Các loại trái cây nên sử dụng: dâu tây, cherry, thanh long, dưa lưới, bơ, bưởi, cam.  Người bị tiểu đường cũng có thể ăn những loại trái cây có vị ngọt như mít, na, nho, nhãn, … nhưng cần ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Trái cây sấy khô hoặc trái cây đóng hộp cũng chứa nhiều đường hoặc chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của người bệnh. 

Để kiểm tra chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường đã phù hợp hay chưa, người bệnh nên theo dõi đường huyết sau khi ăn để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu duy trì chế độ ăn uống khoa học, sức khỏe của người bệnh sẽ được đảm bảo và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: