Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không?Những điều cần lưu ý!

Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn cam không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!

Lợi ích của cam với người bệnh tiểu đường

Quả cam có chứa nhiều nước, chất xơ và các dưỡng chất có lợi cho người bệnh tiểu đường, cụ thể: 

– Chất xơ giúp giảm đường huyết lúc đói và hemoglobin A1C. 

– Vitamin C: giảm căng thẳng thần kinh, hạn chế tình trạng gia tăng đường huyết và kháng insulin, tăng cường sức đề kháng. 

Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không?

– Folat và kali: cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu.

– Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, gồm flavonoid có tác dụng giảm căng thẳng, tăng độ nhạy của insulin và Flavonoid giúp ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. 

Như vậy, cam chứa rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là các chất chống oxy hóa giúp người bệnh giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và ổn định đường huyết. 

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không?

Để biết người bệnh tiểu đường có ăn được cam không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số đường huyết của cam. Theo nghiên cứu, cam có chỉ số đường huyết trung bình với GI  là 40, ngưỡng an toàn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cam vẫn chứa một lượng đường nhất định với 12 – 15g đường/100g cam. Vì vậy, ăn quá nhiều cam trong cùng một thời điểm có thể dẫn tới tăng đường huyết. 

Ăn nhiều cam trong cùng một thời điểm có thể dẫn tới tăng đường huyết

Nếu ăn với hàm lượng vừa phải thì cam chính là một trong những loại trái cây tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. 

Người bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn cam không?

Hai thành phần trong cam là axit folate và folic có vai trò quan trọng trong việc hạn chế khuyết tật ở ống tai ở thai thi. Do đó, cam cũng là một loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu. 

Tương tự như với người bệnh tiểu đường, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên ăn cam tươi để bổ sung chất xơ. Nếu uống nước cam thì không nên cho thêm đường để tránh làm tăng đường huyết. Các loại nước cam đóng hộp chứa nhiều đường hóa học cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn cam nhưng không nên ăn quá nhiều

Thời điểm lý tưởng để mẹ bầu uống nước cam là sau khi ăn từ 1-2 tiếng. Lúc đó, mẹ bầu không quá no và cũng không quá đói để tránh ảnh hưởng tới dạ dày. 

Việc mẹ bầu bị tiểu đường có ăn cam được không cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe. Nếu đang bị các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm dạ dày hoặc tiêu chảy thì không nên ăn cam hoặc uống nước cam. 

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Ăn nhiều hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Người bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?

Ngoài việc ăn cam thì người bệnh cũng có thể uống nước cam. Trong trường hợp bị hạ đường huyết, nước cam có thể giúp người bệnh ổn định đường huyết sau khoảng 20 phút.

Lưu ý: 

– Chỉ nên uống 1 – 2 ly nước cam mỗi ngày, không nên uống quá nhiều. 

– Chỉ nên cho một lượng đường nhỏ vào nước cam vì trong cam đã có sẵn đường, ngoài ra có thể thêm một chút muối vào nước cam. 

– Không nên uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ và hàm lượng vitamin C dồi dào trong cam có thể khiến chúng ta bị mất ngủ.

Nếu bị hạ đường huyết, uống nước cam có thể huyết sau khoảng 20 phút

Mặc dù vậy, cam chứa nhiều chất xơ nên các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh ăn cam để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Đó là thành phần quan trọng để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và hạn chế tăng đường huyết sau ăn. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn cam như thế nào?

– Số lượng cam nên ăn: không quá 2 quả cam và không quá 2 ly nước cam mỗi ngày. 

– Thời điểm ăn cam/uống nước cam: tốt nhất là 2h sau bữa sáng hoặc bữa trưa, hạn chế ăn vào buổi tối.

– Những thực phẩm không nên dùng với cam: Không nên ăn cam gần thời điểm uống sữa để tránh bị chướng bụng, khó tiêu. Không ăn cam cùng củ cải để tránh nguy cơ hình thành bướu cổ. 

Người mắc bệnh tiểu đường cũng cần kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn khoảng 2 giờ để cân nhắc và xác định lượng cam sử dụng cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường ăn nhãn được không? Giải đáp chi tiết nhất!

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được cam không. Qua bài viết này, hy vọng những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: