Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn được dứa không? Nên ăn với lượng bao nhiêu?

Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không sẽ phụ thuộc vào việc kết hợp loại trái cây này cùng những thực phẩm khác như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây! 

Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không?

Bị tiểu đường không đồng nghĩa với việc người bệnh phải kiêng cữ một thực phẩm nào đó hoàn toàn. Tuy nhiên để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý kiểm soát các loại thực phẩm, đặc biệt là lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm đó. 

Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không?

Trong số các loại trái cây, dứa được rất nhiều người yêu thích vì có mùi thơm hấp dẫn và vị chua ngọt dễ ăn. Tuy nhiên, chính vì dứa có vị ngọt nên nhiều người vẫn thắc mắc rằng người bệnh tiểu đường ăn được dứa không. Về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dứa với điều kiện là ăn quả tươi hoặc uống nước ép dứa tươi không thêm đường.

Có thể bạn quan tâm: 

Chỉ số đường huyết của dứa là bao nhiêu?

Việc người bệnh tiểu đường ăn được dứa không cũng phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của dứa. Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những loại thực phẩm với mức đường huyết sau ăn của người bệnh.

Chỉ số GI của dứa dao động từ 51-73 tùy thuộc vào chủng loại. Trong đó, dứa Malaysia có GI cao nhất là 82. Dứa nguyên trái sẽ có GI thấp hơn nước ép dứa. Dứa chín sẽ có GI cao hơn dứa xanh hoặc dứa chưa chín hẳn. 

Dứa thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình

Mặc dù vẫn chứa một lượng đường nhất định nhưng dứa tươi rất giàu chất xơ và nước nên người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa với một lượng vừa phải.

Người bệnh tiểu đường nên ăn dứa như thế nào?

Để thưởng thức  dứa mà không lo bị tăng đường huyết sau khi ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý: 

– Nên ăn dứa vào các bữa ăn phụ, mỗi lần chỉ nên ăn 1 lát dứa khoảng 75g. 

– Nên ăn dứa tươi, ăn dứa nguyên miếng, nên hạn chế uống nước ép dứa hoặc các sản phẩm chế biến sẵn từ dứa như bánh dứa, mứt dứa hoặc dứa đóng hộp. 

Dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

– Có thể ăn dứa cùng sữa chua không đường hoặc các thực phẩm không chứa đường khác. 

– Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để mua được dứa tươi đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu phát hiện dứa bị dập nát, sâu hoặc hỏng thì không nên ăn. 

Sau khi ăn dứa, người bệnh nên kiểm tra chỉ số đường huyết sau ăn để có những điều chỉnh phù hợp. Nếu như lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn dứa thì cần giảm lượng dứa tiêu thụ ở những lần sau. 

Mẹ bầu bị tiểu đường ăn dứa được không?

Trong lõi quả dứa có chứa Bromelain – enzyme có thể phá vỡ các protein trong cơ thể, làm mềm tử cung và ảnh hưởng thai nhi. Do vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn. 

Mẹ bầu bị tiểu đường ăn dứa được không?

Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể ăn dứa với một hàm lượng vừa phải. Những điều cần lưu ý khi ăn dứa gồm: 

– Không nên ăn quá nhiều dứa cùng một lúc. 

– Chỉ nên ăn tối đa 500g dứa chín/tuần và nên chia đều cho các ngày.

– Nên ăn dứa tươi thay vì các sản phẩm đóng hộp, nước ép, mứt hay bánh kẹo làm từ dứa. 

– Trong cùng ngày ăn dứa, mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng chất bột đường thấp như: bông cải xanh, đậu phụ, thịt gà, trứng, … 

– Thời điểm tốt nhất để ăn dứa là vào các bữa phụ, cách bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ. 

Đặc biệt lưu ý, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kèm theo các bệnh như đau dạ dày, bị co thắt tử cung, bị hen phế quản hoặc bị cao huyết áp nên hạn chế ăn dứa. 

Những lợi ích của dứa với phụ nữ mang thai 

Sở dĩ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn dứa là bởi dứa chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Một trái dứa gần như cung cấp đủ yêu cầu vitamin C hằng ngày của mẹ bầu trong thai kỳ. Do đó, ăn dứa đúng cách sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Lượng vitamin C và các vitamin nhóm B dồi dào trong quả dứa sẽ giúp cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng cho mẹ bầu, giảm cảm giác ốm nghén. Đặc biệt, vitamin B6 còn có vai trò quan trọng trong sản xuất máu, hình thành hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. 

Lượng nước và chất xơ có trong dứa cũng góp phần làm giảm tình trạng táo bón cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn dứa được không. Có thể thấy rằng, nếu được sử dụng đúng cách thì dứa là một trong những thực phẩm tuyệt vời với sức khỏe, kể cả với người mắc bệnh tiểu đường. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: