Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân như thế nào? 

Biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường thường dẫn tới hoại tử khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Vậy chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường thường dẫn tới hoại tử khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Vậy chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổn thương bàn chân ở người bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Loét bàn chân tiểu đường thường xảy ra ở gót chân, ngón chân cái, đầu các xương bàn chân và giữa các ngón chân hay mắt cá chân. Nguyên nhân gây loét bàn chân có thể là mạch máu trên bàn chân bị hẹp hoặc tắc do đường huyết cao. Hơn nữa, các tổn thương thần kinh ngoại biên khiến người bệnh tiểu đường bị giảm khả năng cảm nhận nên thường không phát hiện ra các vết thương nếu không thường xuyên kiểm tra. Do đó, từ một vết thương nhỏ ở chân có thể phát triển thành vết loét nếu không được phát hiện sớm và điều trị. 

Tổn thương bàn chân ở người bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng, hoại tử bàn chân. Hậu quả thường thấy nhất chính là việc phải cắt cụt ngón chân hoặc cả bàn chân do hoại tử. 

Các ổ nhiễm trùng này nếu không được xử lý có thể lan sang các bộ phận khác hoặc gây bội nhiễm. Các vấn đề có thể xảy ra bao gồm viêm khớp, viêm phổi, viêm cầu thận, thậm chí là nhiễm trùng máu và tử vong. 

Hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân

Để hạn chế các biến chứng khó lường, chúng ta cần chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân đúng cách qua các bước: 

Loại bỏ mô hoại tử, dịch mủ ở vết loét bàn chân

Loại bỏ mô hoại tử, dịch mủ ở vết loét bàn chân là bước đầu tiên mà chúng ta cần làm. Với mủ và dịch thông thường, người bệnh hoặc người chăm sóc chỉ cần dùng bông thấm nước muối sinh lý để lau rửa hằng ngày. Nếu vi khuẩn hình thành màng biofilm khiến màng mủ trở nên dai và chắc chắn hơn thì cần dùng dụng cụ y tế để cắt bỏ màng mủ này.

Nếu những vết loét xuất hiện nhiều vảy đen bao phủ thì người bệnh tiểu đường cần đến bệnh viện để được các bác sĩ xử lý. Việc loại bỏ các lớp vảy đen này cần được thực hiện đúng kỹ thuật, tránh gây đau và làm lan rộng tổn thương.

Vệ sinh vết loét bằng dung dịch chuyên dụng

Sau khi loại bỏ các mô hoại tử, bước quan trọng nhất chính là vệ sinh vết loét bằng dung dịch chuyên dụng. Quá trình này có vai trò kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm sinh dịch mủ và giúp vết loét dần co lại. 

Dung dịch chuyên dụng vệ sinh vết loét bàn chân 

Chúng ta cần sử dụng đúng các dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng hiệu quả mạnh để tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn gây hại cho người bệnh tiểu đường. Một số sản được tin dùng nhiều nhất là: Dizigone Terra Pharm, Prontosan Solution Round B.Braun, Prontosan Wound Gel Braun. 

Thoa kem hoặc gel hỗ trợ làm lành vết loét

Sau khi vệ sinh vết loét, chúng ta nên thoa kem hoặc các sản phẩm thuốc bôi hỗ trợ điều trị vết loét bàn chân. Không chỉ cung cấp độ ẩm giúp vết loét không bị co kéo, đóng vảy, những sản phẩm này còn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, ngăn tác động bất lợi của các gốc tự do vào vết thương. Việc thoa kem hoặc thuốc cũng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết loét bàn chân.

Băng bó vết loét

Các vết loét sau khi được vệ sinh và thoa kem thì nên được băng lại để tránh vi khuẩn xâm nhập và giúp vết thương cân bằng hơn. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên băng nhẹ, không cần dính quá chặt để tránh gây đau và tránh cản trở máu lưu thông đến chân. 

Các vết loét sau khi được vệ sinh và thoa kem thì nên được băng lại 

Băng gạc cũng cần thay rửa hằng ngày để vệ sinh vết loét. Bước này cũng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân. 

Kiểm soát đường huyết

Điều cần làm tiếp theo chính là kiểm soát tốt lượng đường huyết để tránh các biến chứng của tăng nặng của bệnh. Đây cũng là cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng loét bàn chân tiểu đường Các biện pháp cụ thể để kiểm soát đường huyết bao gồm có:

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý tăng hoặc giảm liều, không tự ý ngưng thuốc.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, nên hạn chế ăn nhiều đường và chất béo, tăng cường ăn rau xanh, trái cây ít đường. 

– Không uống rượu bia, không hút thuốc, không dùng chất kích thích.

– Thường xuyên luyện tập thể dục. Nên duy trì thói quen tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày mỗi tuần. 

– Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có thành phần từ dây thìa canh hoặc khổ qua rừng để hạn chế các biến chứng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc vết thương cho người bị biến chứng ở bàn chân là việc cần thực hiện hằng ngày theo đúng trình tự như hướng dẫn. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết thương có thể lành lại và người bệnh sẽ không cần phẫu thuật loại bỏ chi. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Thực Phẩm Bổ Sung Diabetna Gold (Sữa)
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
550.000/hộp
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: