Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Những cách chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường

Loét bàn chân, hoại tử ngón chân là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Do đó, việc lựa chọn giày dép phù hợp cho người bệnh tiểu đường sẽ góp phần hạn chế nguy cơ này.

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương bàn chân?

Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân cản trở máu lưu thông tới các chi dưới và gây tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất cảm giác ở bàn chân, không có cảm giác đau hoặc không nhận biết được các tổn thương nếu như không chú ý.Loét bàn chân là biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường

Hơn nữa, tốc độ phục hồi tổn thương ở người bệnh tiểu đường là rất chậm do bị thiếu oxy. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bất cứ vết thương nào ở bàn chân cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng, thậm chí hoại tử. Ngoài ra, bàn chân còn có thể bị biến dạng do teo các cơ, sai lệch khớp do phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi. 

Cách chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường

Việc sử dụng giày dép quá rộng, quá chật hoặc chất liệu quá cứng đều có thể khiến bàn chân bị tổn thương. Do đó, chúng ta cần lưu ý tới cách chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường như sau: 

Các tiêu chí đối với một đôi giày cho người bệnh tiểu đường

Chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: 

– Có kích thước đủ rộng để chứa tất cả bàn chân (kể cả những phần lồi xương do biến dạng). Giày có chiều dài tính từ ngón chân dài nhất đến gót chân cộng thêm 1,3 – 1,6 cm được tính là kích thước giày hợp lý. 

Cần chọn giày dép có kích thước đủ rộng để chứa tất cả bàn chân

– Giày dép phải làm từ chất liệu mềm mại, càng nhẹ càng tốt. Chất liệu của giày dép cần có độ đàn hồi tốt để giảm ma sát giữa bàn chân và giày dép, giảm sự chịu lực giữa lòng bàn chân nơi mô xương bàn ngón và đế giày dép. Giày phải có thêm lớp đệm giữa phần đế và bàn chân (lớp đệm làm bằng những chất liệu thích hợp để hấp phụ những chấn động cho bàn chân).

– Kiểu dáng ôm vừa khít bàn chân, có càng ít mối nối càng tốt để tránh cấn tì vào bàn chân. 

Người bị biến dạng bàn chân phải mang giày rộng và sâu lòng. Nếu bàn chân bị tổn thương nhiều hoặc xuất hiện các biến dạng đặc biệt thì cần phải mang giày được thiết kế theo số đo riêng. 

Kinh nghiệm chọn giày dép phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Ngoài việc chú trọng vào các tiêu chí trên, chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường: 

– Nên mua giày vào cuối ngày vì lúc đó bàn chân đã giãn nở đến mức tối đa. 

– Nên chọn giày thể thao có kích thước to hơn giày mang hằng ngày một chút vì sau khi tập thể thao thì bàn chân thường có xu hướng hơi sưng. 

Nên chọn giày thể thao có kích thước to hơn giày mang hằng ngày 

– Nên mang vớ/tất khi thử giày để chọn được kích thước giày phù hợp. 

– Đế giày không được quá cứng và có thể dùng tay gập lên xuống hoặc xoắn lại được. 

– Nên chọn giày có phần đế bằng phẳng, phần gót hơi dày hơn phần mũi. 

Mang giày dép thích hợp không chỉ ngăn ngừa mà còn giảm tiến triển của các mảng da bị chai sần ở chân, hạn chế các tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nên lưu ý tới những điều này để chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường

Cách chăm sóc bàn chân ở người bệnh tiểu đường 

Để chăm sóc bàn chân và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên bàn chân, người bệnh cần phải thực hiện tốt những việc sau: 

– Mang tất/vớ mỗi khi đi giày để bàn chân được bảo vệ toàn diện, hạn chế mang tất/vớ có nhiều mối nối. 

– Thay tất/vớ mỗi ngày hoặc 2 lần/ngày để loại bỏ mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. 

– Vệ sinh bàn chân ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm, có thể rửa hoặc ngâm chân với nước muối và lau khô. 

Cần vệ sinh bàn chân và massage chân mỗi ngày 

– Nếu da bàn chân bị khô hoặc nứt nẻ thì người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da.

– Không tự ý loại bỏ các mảng chai ở trên chân

– Nên massage chân thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn. 

– Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm các tổn thương và khắc phục kịp thời. 

Ở những vị trí bàn chân khó có thể nhìn thấy thì cần nhờ người thân kiểm tra giúp. Nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, các tổn thương ở bàn chân sẽ được kiểm soát. 

Chọn giày dép phù hợp cho người tiểu đường là một trong những điều cần làm để hạn chế các tổn thương ở bàn chân, giảm thiểu nguy cơ bị hoại tử và phải loại bỏ chi dưới. Do đó, người bệnh và những người thân trong gia đình nên lưu ý tới những thông tin kể trên. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: