Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Xử trí đường huyết dao động như thế nào?

Đường huyết dao động liên tục theo bữa ăn và vận động trong ngày của người bị tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần nhận biết các mức dao động quá mức của đường huyết, như hạ đường huyết hay tăng đường huyết đột ngột để biết cách tự xử trí cơ bản tại nhà.

Đường huyết dao động như thế nào là bình thường?

Chỉ số đường huyết dao động dần vào trước khi ăn, sau ăn và phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể. Chỉ số đường huyết ổn định được thể hiện qua các chỉ số sau: 

Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói cần được kiểm tra vào buổi sáng khi người bệnh nhịn ăn ít nhất từ 8 tiếng trở lên. Chỉ số đường huyết dao động trong khoảng 70 mg/dL (3.9 mmol/L) – 126 mg/dL (7.0 mmol/L) thì được coi là bình thường.

Đường huyết lúc đói dao động trong khoảng 70 mg/dL – 92 mg/dL 

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ở trong mức an toàn thì bệnh tiểu đường đang được kiểm soát tốt và ít có nguy cơ tiến triển nặng. Người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động vừa sức và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Chỉ số đường huyết sau ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn được đo sau khi ăn từ 1 tới 2 tiếng. Nếu đường huyết < 200mg/dL (11,1 mmol/l) thì được coi là bình thường. 

Chỉ số HbA1c 

Thông thường, người bệnh chỉ cần quan tâm đến chỉ số đường huyết lúc đói hoặc chỉ số đường huyết sau ăn 2h. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết dao động liên tục theo các yếu tố khác nhau. Do đó, để xác định toàn diện khả năng kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c – chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng.

Xét nghiệm chỉ số HbA1C cần được thực hiện tối thiểu 6 tháng/ 1 lần

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

– HbA1c > 6.5% chứng tỏ người bệnh đang kiểm soát đường huyết kém.

– HbA1c < 6.5% cho thấy người bệnh đang kiểm soát đường huyết tốt.

– HbA1C > 7% báo động tình trạng kiểm soát glucose của bạn đang rất xấu.

Người mắc tiểu đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm chỉ số HbA1C tối thiểu 6 tháng/ 1 lần. 

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường qua các chỉ số

Với người bệnh tiểu đường, mục tiêu điều trị sẽ là đưa các chỉ số sinh học về ngưỡng an toàn, tránh để biên độ dao động đường huyết quá lớn: 

– Chỉ số đường huyết lúc đói: 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L).

– Chỉ số đường huyết lúc no (sau khi ăn 2 giờ): <180 mg/dL (10.0 mmol/L).

Mục tiêu điều trị HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol) có thể đạt được khi không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của thuốc. Người bệnh có thể được chỉ định dùng metformin, kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. 

Mục tiêu điều trị HbA1c < 8% (64 mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi, xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm.

Nếu đã đạt mục tiêu chỉ số đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao thì cần tiếp tục điều chỉnh chỉ số đường huyết sau ăn.

Cách kiểm soát các chỉ số đường huyết

Những thay đổi tích cực dù là nhỏ nhất trong việc ăn uống, sinh hoạt và điều trị cũng đều mang lại hiệu quả tích cực với người bệnh. Để hạn chế tình trạng đường huyết dao động bất thường gây nguy hiểm tới sức khỏe, người bệnh cần lưu ý: 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau: 

  • Nhóm thực phẩm giàu protein: cá hồi, thịt bò, trứng, sữa chua, phô mai, các loại đậu. 
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo có lợi: dầu oliu, dầu dừa, cá nước lạnh, quả bơ, các loại hạt. 
  • Chất xơ: các loại rau xanh và trái cây. 
  • Tinh bột nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Các món ăn cho người bệnh tiểu đường cần được chế biến theo cách luộc hoặc hấp, hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ. 

Sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên

Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, do đó người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần đường ăn kiêng hoặc các chất tạo ngọt tự nhiên. Trong đó, bột dừa hoặc bột hạnh nhân sẽ tạo được hương vị ngọt tự nhiên đậm đà.

Bột hạnh nhân là chất tạo ngọt tự nhiên mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng

Người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo như bánh kẹo ngọt, bánh ngọt, nước ngọt, nước có gas, … 

Tăng cường tập thể dục đều đặn

Tập thể dục, thể thao tạo điều kiện cho cơ bắp hấp thụ được nhiều glucose để tái tạo năng lượng và mô, giảm lượng đường trong máu. 

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục khoảng 30 đến 60 phút các ngày trong tuần với các bài tập như chạy bộ, đạp xe, tập tạ, bơi lội, … 

Cải thiện chất lượng giấc ngủ 

Người bệnh tiểu đường cần ngủ tối đa là 8 tiếng/ngày để đáp ứng đúng đồng hồ sinh học tự nhiên. Tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ chập chờn khiến cho người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn. 

Người bệnh tiểu đường cần ngủ tối đa là 8 tiếng/ngày

Để ngủ ngon hơn, người bệnh cần lưu ý: 

– Tắt các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ; 

– Không uống cà phê, trà đặc hoặc các chất kích thích thần kinh trước khi ngủ; 

– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ; 

– Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi  ngày. 

Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được thức khuya để tránh bị mất ngủ, tránh cảm giác đói và thèm ăn vào ban đêm. 

Đường huyết dao động liên tục theo từng ngày, thậm chí là từng phút và phản ánh rõ nét về sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: