Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Nguyên nhân đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường và cách điều trị

Đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường là tình trạng thường gặp và khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường và cách điều trị.

Nguyên nhân đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường 

Đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường thường do 2 nguyên nhân chính là trào ngược dạ dày thực quản và liệt dạ dày: 

Trào ngược dạ dày thực quản

Đường huyết cao liên tục gây co thắt tự phát và suy giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua, khó nuốt và trào ngược dạ dày. Rối loạn vận động hoặc trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở một số ít bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đường huyết cao ảnh hưởng tới các cơn co thắt thực quản và gây trào ngược

Người bệnh tiểu đường cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản do các yếu tố liên quan đến tiểu đường như béo phì hoặc giảm bài tiết hợp chất bicarbonat từ tuyến mang tai. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và sử dụng thuốc giảm triệu chứng trào ngược theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Liệt dạ dày ở người bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt dạ dày. Lượng đường trong máu cao khiến các dây thần kinh điều khiển di chuyển thức ăn bị tổn thương và các cơ quan tiêu hóa hoạt động yếu. Triệu chứng của liệt dạ dày thường gặp là có cảm giác no sớm, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt dạ dày

Trong trường hợp liệt dạ dày nặng, phản xạ nôn ói có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không liên quan đến bữa ăn. Nguyên nhân là do thức ăn ứ đọng trong dạ dày trước đó không được tiêu hóa. Thức ăn ói ra thường ở dạng nguyên thủy vì dạ dày không hoạt động để nghiền nát thức ăn như bình thường. Trong trường hợp liệt dạ dày nặng, người  bệnh có thể bị sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng do thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu.

Cách điều trị đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường

Đau dạ dày không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường tăng nặng. Do vậy, điều trị đau dạ dày là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe

Mục tiêu điều trị bao gồm: 

  • Cung cấp một chế độ ăn chứa các thực phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh tiểu đường; 
  • Giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh (đầy bụng, đau bụng, nôn, ói…), khôi phục chức năng của dạ dày;
  • Kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường để hạn chế tái phát đau dạ dày hoặc các biến chứng khác.

Để điều trị đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường, cần phải phối hợp giữa dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống cũng như vận động. Một số cách điều trị đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường là: 

Tiêm Insulin thay vì sử dụng thuốc uống

Người có triệu chứng đau dạ dày do tiểu đường nên tiêm insulin hoặc bơm thay vì dùng thuốc uống. Lý do là bởi thuốc uống có thể gây khó chịu cho dạ dày, làm các triệu chứng đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường tăng nặng hơn.

Bị đau dạ dày do tiểu đường nên tiêm insulin hoặc bơm thay vì dùng thuốc uống

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp các loại thuốc gồm kháng sinh làm rỗng dạ dày, thuốc chống nôn, chống trầm cảm. Những thuốc này có tác dụng cải thiện sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày, giảm các triệu chứng nôn và buồn nôn, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. 

Thay đổi lối sống lành mạnh 

Triệu chứng đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường thường dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Do vậy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây: 

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, không để cơ thể tăng cân mất kiểm soát. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, không nên để tình trạng căng thẳng hoặc stress kéo dài để tránh bị tái phát cơn đau dạ dày. 
  • Tập thể dục điều độ, nên chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hoặc tập yoga trị liệu bệnh tiểu đường
  • Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn. 
  • Không nên thức khuya, nên ngủ sớm và dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng. 

Điều quan trọng hơn nữa chính là việc người bệnh phải kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích có hại cho sức khỏe. 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Người bệnh tiểu đường nên chú ý một số điều dưới đây để cải thiện chế độ dinh dưỡng: 

  • Chia nhỏ các bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính như thường lệ. 
  • Mỗi bữa ăn nên kéo dài khoảng 20 – 30 phút, nhai thật kỹ thức ăn. 
  • Ăn các bữa ăn lỏng hoặc thức ăn hỗn hợp để dạ dày được nghỉ ngơi khi các triệu chứng nặng hơn. 

Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn mềm để tiêu hóa tốt hơn

  • Khi bị đau dạ dày do bệnh tiểu đường, người  bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu chất béo để không làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Probiotic như sữa chua để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý tới cách chế biến thực phẩm, tốt nhất là nên luộc kỹ hoặc nấu chín kỹ để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi các triệu chứng đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường đã được cải thiện thì có thể quay trở lại chế độ ăn như bình thường. 

Xem thêm: 21 món ăn dành cho người tiểu đường

Đau dạ dày ở người bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát nếu như người bệnh kết hợp tốt việc sử dụng thuốc, ăn uống hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên. Đây cũng là những phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: