Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không?

Khoai lang là loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không? Và nên lựa chọn những loại khoai lang nào để không làm tăng đường huyết? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Khoai lang có lợi ích như thế nào đối với người tiểu đường?

Khoai lang có chứa tinh bột nhưng hàm lượng calo và hàm lượng đường đều thấp, đồng thời có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp khoảng 50, chính vì vậy người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoai lang trong chế độ ăn của mình.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A ở dạng beta carotene, chất đạm, chất xơ, canxi, magiê, phốt pho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B-6, folate, vitamin K. Với hàm lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng lượng insulin trong cơ thể, giúp giảm lượng đường trong máu.

Khoai lang có nhiều công dụng đối với người bệnh tiểu đường

Khoai lang giàu chất xơ, giúp người bệnh tiểu đường no lâu hơn, giảm thiểu lượng thức ăn đồng thời có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày, giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện tiêu hóa cho người bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, khoai lang có công dụng cải thiện chuyển hóa và tốt cho quá trình giảm cân. Nguyên nhân là do khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất và carbohydrate, giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa và cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. 

Vậy người tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi: Người tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không? Với những chia sẻ ở trên, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang thay cơm, tuy nhiên cần sử dụng lượng vừa phải. Bởi dù được đánh giá tốt cho sức khỏe nhưng khoai lang vẫn chứa tinh bột, do đó người bệnh cần phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh những tác dụng không mong muốn đối với đường huyết:

  • Nếu ăn khoai lang thay cho cơm trắng, người bệnh cần đảm bảo quy đổi với lượng tương đương. Cụ thể, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang mỗi bữa (tương đương 1 nắm tay).
  • Trong bữa ăn, người bệnh nên kết hợp với các loại thức ăn khác như rau củ quả xanh, cá,… để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên chú ý cách chế biến bởi chỉ số GI của khoai lang có thể thay đổi, ví dụ khoai lang hấp (chỉ số GI là 44), khoai lang chiên (GI 75) hay khoai lang nướng (GI 82). 
  • Cách luộc khoai lang cũng ảnh hưởng khá lớn đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Theo đó, nên luộc khoai càng lâu càng tốt, theo nghiên cứu, khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng khi luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.

Người tiểu đường có thể ăn khoai lang thay cơm nhưng cần đảm bảo lượng vừa phải

Có thể bạn quan tâm: 

Các loại khoai lang người tiểu đường nên lựa chọn 

Vấn đề người bệnh tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không còn phụ thuộc vào cách chọn loại khoai lang phù hợp. Dưới đây là một số loại khoai lang mà người bệnh tiểu đường nên lựa chọn:

1. Khoai lang tím

Là loại khoai lang có vỏ và ruột đều màu tím. Bên cạnh các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin có tác dụng tốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu và giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa béo phì nên người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ăn khoai lang tím với lượng phù hợp.

Khoai lang tím có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết

2. Khoai lang cam

Đây là loại khoai lang có lớp vỏ màu nâu đỏ và thịt khoai màu cam. Chỉ số đường huyết của khoai lang cam là 44,1 và thuộc nhóm thực phẩm có GI thấp nên khá an toàn cho người bị tiểu đường. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong khoai lang cam cao hơn nhiều so với khoai lang trắng. Vì vậy, giống khoai lang này rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường giúp  kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu.

Khoai lang cam là thực phẩm phù hợp cho người tiểu đường

3. Khoai lang Nhật (khoai lang trắng)

Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn khoai lang Nhật trong thực đơn dinh dưỡng

Đây là một loại khoai lang khá phổ biến, đôi khi được gọi là khoai lang trắng mặc dù có vỏ màu tím và bên trong màu vàng. Khoai lang Nhật có vị gần giống  khoai lang và khá dễ ăn. Với chỉ số đường huyết thấp và hoạt chất Caiapo có tác dụng ức chế thèm ăn và giảm lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, khoai lang Nhật Bản giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ biến chứng mạch máu.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề: Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không? Hi vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về chế độ dinh dưỡng để sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: