Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm|?

Đường huyết tăng cao đột ngột có thể làm tổn thương dây thần kinh, mạch máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết tăng cao đột ngột có thể làm tổn thương dây thần kinh, mạch máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Cảnh báo nguy hiểm khi đường huyết tăng cao 

Đường huyết cao đột ngột hoặc trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: 

Tăng áp lực thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu xảy ra trong bệnh tiểu đường type 2, thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Lúc này, mức đường huyết của người bệnh có thể cao đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Khi đường máu tăng quá cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu nên người bệnh sẽ đi tiểu rất nhiều. Nếu không điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Đường huyết tăng quá cao khiến người bệnh có nguy cơ hôn mê, tử vong 

Tăng áp lực thẩm thấu có nguy cơ cao xảy ra nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài các biến chứng nguy hiểm kể trên, đường huyết tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát sẽ âm thầm phá hủy các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận và tim mạch. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm để phòng tránh. 

Nhiễm toan ceton

Tình trạng nhiễm toan ceton xảy ra khi đường huyết tăng cao cao hơn 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu cao hơn 1,6mmol/L. Đây là biến chứng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 1 và một số trường hợp mắc tiểu đường type 2. 

Biến chứng này khiến glucose không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Khi đó,  cơ thể bắt buộc phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo sẽ tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể gây hôn mê và khiến người bệnh tử vong. 

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Với người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết trên 180 – 200mg/dL (10 – 11,1mmol/L) được coi là nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu lượng đường huyết đo được trên 250mg/dL. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Mệt mỏi, đi tiểu nhiều, giảm thị lực là các dấu hiệu đường huyết tăng 

Những triệu chứng tăng đường huyết thường gặp là: 

– Đi tiểu nhiều lần. 

– Khát nước, uống nhiều nước. 

– Mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều. 

– Giảm thị lực.

Khi phát hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Ở người không mắc bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao bất thường có thể là lời cảnh báo rằng cơ thể một rối loạn chuyển hóa. Nếu không được chẩn đoán và điều chỉnh kịp thời thì nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường là rất cao.

Các nguyên nhân gây tăng đường huyết 

Sau khi đã biết đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, chúng ta sẽ cùng “điểm danh” một số nguyên nhân gây tăng đường huyết: 

– Chế độ ăn uống của người bệnh không hợp lý, thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây tăng đường huyết. Một số sai lầm mà người bệnh thường mắc phải là ăn nhiều tinh bột, chất béo hoặc thực phẩm chứa nhiều đường. 

– Thường xuyên chịu áp lực, stress, căng thẳng trong cuộc sống là yếu tố thứ hai khiến đường huyết tăng cao. Khi bị stress, những hormone như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của người bệnh tăng cao. Khi đó, máu được bơm đến ngoại biên  nhiều hơn và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose và làm tăng đường huyết.

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây tăng đường huyết 

– Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên mất ngủ hoặc thiếu ngủ khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị trì trệ, không kiểm soát được các chỉ số đường huyết. 

– Sử dụng một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm, … sẽ làm gián đoạn một số hoạt động trao đổi chất và làm tăng đường huyết. 

Việc tìm hiểu về các nguy cơ gây tăng đường huyết sẽ giúp  để hạn chế nguy cơ tăng đường huyết, chúng ta 

Giải pháp giảm thiểu nguy hiểm từ chỉ số đường huyết cao

Khi nắm rõ được thông tin chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và các nguyên nhân gây ra tình trạng này, người bệnh nên chủ động phòng tránh bằng các biện pháp sau: 

– Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa ít tinh bột, đường, chất béo. 

– Luyện tập thể thao điều độ hằng ngày. 

– Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

– Nhận biết dấu hiệu đe dọa hôn mê của nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu để xử trí kịp thời. 

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị có thành phần từ khổ qua rừng, giảo cổ lam và dây thìa canh. Nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm. Không chỉ với người bệnh tiểu đường mà tất cả chúng ta đều phải lưu ý tới các dấu hiệu tăng đường huyết để có thể điều chỉnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: