Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi bao nhiêu là bình thường?

Ở độ tuổi trên 60, hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều bị suy giảm nên người trong độ tuổi này có nguy cơ cao mắc tiểu đường, tim mạch. Vậy chỉ số đường huyết của người trên 60 bao nhiêu là an toàn?

Ở độ tuổi trên 60, hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều bị suy giảm nên người trong độ tuổi này có nguy cơ cao mắc tiểu đường, tim mạch. Vậy chỉ số đường huyết của người trên 60 bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi như thế nào là bình thường?

Mỗi độ tuổi và đối tượng khác nhau do đặc thù về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và làm việc khác nhau. Thông thường, chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi nói riêng và người lớn tuổi nói chung sẽ dao động trong khoảng 4.0 – 5.6mmol/l. Đây được coi là mức an toàn với những người từ 60 tuổi trở lên. 

Người trên 60 tuổi nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết

Đường huyết tăng lên mức từ 5.7 – 6.9mmol/l là dấu hiệu của tiền tiểu đường, cần phải được điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Khi phát hiện chỉ số đường huyết cao trên 7mmol/l, chúng ta cần phải tới bệnh viện thăm khám để xác định tình trạng bệnh tiểu đường và uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ở người cao tuổi, nếu bệnh tiểu đường không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và phá hủy các cơ quan trong cơ thể. 

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi khi đói

Tương tự như với những người ở các độ tuổi khác, chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn cũng có sự khác nhau rõ rệt. Theo đó, chỉ số đường huyết lúc đói được đo vào đầu giờ sáng, sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. 

Với người có sức khỏe bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói thường dao động từ 3.9 – 5mml/l, tương đương 70 – 92mg/dL. Người bị tăng đường huyết sẽ có chỉ số đường huyết đo được từ 5 – 7.2mmol/l. Nếu người cao tuổi có chỉ số đường huyết cao trên 7.2mmol/l thì cần được thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để được xác định tình trạng bệnh và có phương án điều trị kịp thời. 

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi sau khi ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn nên được đo sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng để có được kết quả chính xác nhất. Đường huyết sau ăn sẽ cao hơn nhiều so với đường huyết lúc đói.

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng

Ở người có sức khỏe bình thường, đường huyết sau ăn sẽ thấp hơn hoặc bằng 6.6mmol/l, tương đương với 120mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết dao động từ 6.7 – 6.6 – 10.1mmol/l thì được gọi là đường huyết cao. Nếu đường huyết cao trên 10.1mmol/l thì nguy cơ mắc tiểu đường là rất cao.  

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi khi ngủ

Chỉ số đường huyết của người cao tuổi khi ngủ sẽ có sự khác biệt so với các thời điểm khác trong ngày. Trước khi người ngủ khoảng 15 – 20 phút, các cô chú nên nên thực hiện đo chỉ số đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu có ổn định không. 

Chỉ số đường huyết trước khi ngủ của người trên 60 tuổi sẽ dao động trong khoảng từ 110 – 115mg/dL, tương đương 6 – 8.3mmol/l. Chỉ số này cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng thức ăn và loại thực phẩm mà họ dung nạp. Nếu đường huyết trước khi ngủ cao hơn mức này thì rất có thể người đó đã mắc bệnh tiểu đường. 

Vì sao chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi thường cao?

Những người từ 60 tuổi trở lên thường có chỉ số đường huyết cao là do 2 nguyên nhân chính sau đây: 

– Thừa cân, béo phì: khi nội tiết tố suy giảm, lượng mỡ trong cơ thể sẽ tích tụ nhiều hơn gây thừa cân, béo phì. Lúc này, các tế bào hoạt động kém hiệu quả hơn, quá trình sản sinh insulin để ổn định đường huyết cũng bị gián đoạn. 

Béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

– Suy giảm chức năng tụy: tụy là cơ quan tổng hợp và sản xuất insulin chính, khi chức năng của tuyến tụy bị suy giảm thì sẽ dẫn tới không sản xuất được insulin cho cơ thể. 

Ngoài 2 nguyên nhân trên, người cao tuổi thường gặp một số vấn đề về xương khớp gây hạn chế vận động, xương khớp kém linh hoạt, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể bị khiến khả năng kiểm soát đường huyết cũng suy giảm. 

Cách phòng tránh tiểu đường ở người cao tuổi

Ở người trên 60 tuổi, việc kiểm soát các chỉ số đường huyết rất quan trọng và giúp cải thiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe. Những cách sau đây sẽ giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định: 

– Ăn ít tinh bột và các thực phẩm nhiều đường, tăng cường ăn rau xanh, cá, thịt trắng. 

– Hạn chế ăn thịt đỏ, các thực phẩm giàu chất béo, nội tạng động vật. 

– Tăng cường luyện tập thể thao, nên lựa chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc chơi cầu lông, tập yoga. 

Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa tiểu đường, bảo vệ sức khỏe

– Ngủ đủ giấc và ngủ sớm, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.

– Tránh thay đổi cảm xúc đột ngột, xúc động mạnh. 

– Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 – 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe. 

Kiểm soát chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi. Các biện pháp trên vừa giúp phòng ngừa tiểu đường, vừa ngăn chặn các nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm khác. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: