Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Biến chứng thận ở người tiểu đường: “Sát thủ” thầm lặng cần phải đề phòng! 

Biến chứng thận ở người tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân. Vậy những dấu hiệu biến chứng thận là gì? Làm thế nào để điều trị biến chứng nguy hiểm này?

Biến chứng thận ở người tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân. Vậy những dấu hiệu biến chứng thận là gì? Làm thế nào để điều trị biến chứng nguy hiểm này?

Vì sao bệnh tiểu đường gây ra biến chứng ở thận?

Thận chính là “nhà máy lọc nước tự nhiên” của cơ thể với nhiệm vụ chính là sản xuất và bài tiết nước tiểu, loại bỏ độc tố trong máu và ổn định nồng độ các chất trong hệ tuần hoàn. Người mắc tiểu đường sẽ gặp tổn thương ở mạch máu, trong đó có các mạch máu ở thận.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng suy thận và tử vong

Lúc này, màng lọc cầu thận sẽ bị phá hủy và ảnh hưởng tới chức năng lọc của cầu thận. Hậu quả là thận không giữ được đạm, dẫn tới dòng máu đến thận tăng nhưng vẫn không có protein niệu và thận sẽ bị phù lên do giảm áp lực keo. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ khiến thận bị tổn thương nặng nề và dẫn tới suy thận.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng thận ở người tiểu đường?

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu biến chứng thận chưa rõ ràng nên người bệnh có thể không nhận biết được. Các triệu chứng thường gặp phải rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ví dụ như huyết áp tăng nhẹ, mệt mỏi hoặc sưng bàn chân. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện ra biến chứng trên thận khi làm các xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm bụng thấy thận to.

Ở giai đoạn biến chứng bệnh thận đã tiến triển, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, cụ thể như sau: 

– Huyết áp tăng cao bất thường và khó đưa về mức ổn định, 

– Nước tiểu sủi bọt, đi tiểu đêm nhiều lần, có thể bị tiểu buốt hoặc đau khi tiểu. 

– Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da, da xanh xao. 

– Sụt cân bất thường, chán ăn, người gầy gò. 

– Xuất hiện tình trạng phù thũng ở mặt hoặc bàn chân, cẳng chân. 

– Thường xuyên bị hạ đường huyết, buồn nôn. 

Thường xuyên bị hạ đường huyết có thể là dấu hiệu của bệnh thận

Khi biến chứng thận do đái tháo đường tăng nặng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Huyết áp tăng cao
  • Nước tiểu sủi bọt
  • Tiểu nhiều lần trong đêm
  • Ngứa ngáy, da xanh xao, người mệt mỏi
  • Phù mặt.
  • Phù bàn chân, cẳng chân
  • Thường xuyên bị tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn.

Việc phát hiện sớm biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh. 

Các giai đoạn biến chứng thận trên bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng thận ở người tiểu đường có thể diễn biến qua 5 giai đoạn: 

– Giai đoạn 1: đường huyết tăng cao, lượng máu đổ về thận tăng khiến kích thước của thận tăng theo. 

– Giai đoạn 2: Bắt đầu có các tổn thương ở mô thận nhưng chưa có triệu chứng rõ ràng. 

– Giai đoạn 3: Tiểu albumin, lúc này bệnh đã tiến triển nặng hơn nhưng vẫn chưa có các triệu chứng rõ rệt. Albumin chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu. 

– Giai đoạn 4: Albumin trong nước tiểu 24 giờ lớn hơn 300mg, thận bắt đầu bị suy giảm chức năng, huyết áp tăng cao. 

– Giai đoạn 5: Bệnh đã ở giai đoạn nặng, nếu không can thiệp sẽ dẫn tới suy thận và phải chạy thận nhân tạo. 

Nếu bệnh diễn biến nặng, người bệnh có thể phải chạy thận do suy thận

Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, albumin trong nước tiểu là triệu chứng đầu tiên của tổn thương thận. Ở bệnh nhân tiểu đường type 2, người bệnh có thể bị tăng huyết áp và tiểu albumin ngay tại thời điểm chẩn đoán. Albumin trong nước tiểu có liên quan mật thiết với các nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở người bệnh tiểu đường.

Cách điều trị khi gặp các biến chứng trên thận 

Khi phát hiện bất cứ bất thường nào của cơ thể, người bệnh tiểu đường nên tới ngay các cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Nếu phát hiện biến chứng thận ở người tiểu đường, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị người bệnh cần: 

– Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, giữ chỉ số HbA1c < 7%.

– Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nên duy trì ở mức < 130/80 mmHg.

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người bị tiểu đường có biến chứng trên thận, ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết, không quá kiêng khem nhưng cần giảm lượng đạm và muối tiêu thụ. Lượng protein lý tưởng là 0,8 gam đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày. 

Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường gặp biến chứng bệnh thận

Nếu phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chữa đau khớp để điều trị các bệnh lý kèm theo thì người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì một số loại thuốc có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh thận. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường từ mướp đắng, lá ổi hoặc dây thìa canh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc này thì người bệnh cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. 

Trên đây là một số thông tin về biến chứng thận ở người tiểu đường. Có thể thấy các biến chứng ở thận rất nguy hiểm với người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Do đó, người bệnh cần theo dõi sức khỏe hằng ngày để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của cơ thể và có phương án điều trị kịp thời. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: