Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Các phương pháp điều trị tiểu đường đều hướng tới mục tiêu giảm đường huyết trong máu. Vậy người bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Các phương pháp điều trị tiểu đường đều hướng tới mục tiêu giảm đường huyết trong máu. Vậy người bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Triệu chứng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết ở người mắc tiểu đường xảy ra khi bệnh tiểu đường không có đủ đường (glucose) trong máu. Khi bị hạ đường huyết, lượng đường trong máu chỉ đạt dưới 70 mg/dL, hoặc 3.9 mmol/L. 

Chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh là các dấu hiệu hạ đường huyết 

Các triệu chứng thường gặp là: 

– Run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh. 

– Bụng đói, có cảm giác cồn cào. 

– Choáng váng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn khan hoặc nôn ra dịch mật. 

– Tim đập nhanh, có thể khó thở, lo lắng hoặc hồi hộp. 

– Mất khả năng tập trung, thần trí không tỉnh táo. 

Nếu hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi bạn đang ngủ, các triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi nhiều khiến chăn hoặc ga giường ẩm ướt, gặp ác mộng, mệt mỏi khi thức dậy. 

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy từng tình trạng của người bệnh. Cá biệt, một số người bị hạ đường huyết nhưng không có bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy, điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và học cách nhận biết sự thay đổi của cơ thể khi lượng đường trong máu thấp.

Bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật hoặc bất tỉnh và cần được chăm sóc khẩn cấp. Nếu đường huyết hạ thấp đột ngột trong thời gian ngắn mà không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: yếu cơ, mất khả năng vận động, thậm chí là tử vong. 

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết rất nguy hiểm 

Do đó, người bị tiểu đường mà hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm, cần được xử trí kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm. 

Các yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết tiểu đường

Sau khi đã biết bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không, chúng ta sẽ cùng “điểm danh” một số nhóm người có nguy cơ cao bị hạ đường huyết tiểu đường:

– Người sử dụng insulin không đúng cách, sử dụng quá liều hoặc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ;

– Người dùng một số loại thuốc tiểu đường uống (sulfonylureas) không đúng chỉ định;

– Trẻ nhỏ và người lớn tuổi bị mắc tiểu đường mà không được chăm sóc đúng cách;

– Người bị suy yếu chức năng gan thận;

Người bị suy giảm chức năng gan thận có nguy cơ cao bị hạ đường huyết

– Người không cảm thấy các triệu chứng đường huyết thấp (hạ đường huyết không nhận thức được);

– Người dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh khác nhau trong cùng một thời điểm;

– Người bị khuyết tật chặn phản ứng nhanh với mức đường trong máu giảm;

– Người thường xuyên uống rượu bia.

Mặc dù ai cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết tiểu đường nhưng những người thuộc các nhóm trên cần nâng cao cảnh giác, đề phòng hạ đường huyết đột ngột. 

Người mắc tiểu đường mà bị hạ đường huyết nên làm gì?

Khi người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết, cần thực hiện ngay một số cách sau đây: 

– Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ. 

– Bổ sung đường bằng cách cho người bệnh ăn 1 – 2 viên đường, uống sữa nóng, ăn bánh quy hoặc vài viên kẹo ngọt để đường huyết tăng trở lại. 

– Khoảng 15 phút sau, tiếp tục đo đường huyết cho bệnh nhân. 

Trong trường hợp chỉ số đường huyết của người bệnh vẫn thấp thì cần bổ sung thêm đường và đưa bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế. 

Ăn 1 – 2 viên đường có thể làm giảm các triệu chứng hạ đường huyết 

Với một số bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp nghiêm trọng như người bệnh mê man, mất ý thức thì cần xử trí như sau: 

– Để bệnh nhân nằm nghiêng, sau đó cho bệnh nhân cắn chặt một chiếc khăn vải để tránh bị cắn vào lưỡi khi lên cơn co giật. 

– Không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì để tránh gây tắc nghẽn đường thở, khiến người bệnh gặp nguy hiểm. 

Nếu gặp phải tình huống này, chúng ta cũng cần phải nhanh chóng gọi cấp cứu đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 

Cách phòng ngừa hạ đường huyết tiểu đường

Để ngăn ngừa hạ đường huyết tiểu đường, người bệnh cần thực hiện tốt những lưu ý sau:

– Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu bằng cách đo và ghi lại mức đường trong máu vài lần một tuần hoặc nhiều lần trong ngày.

– Nếu thường xuyên phải sử dụng insulin, hãy tập thói quen ăn nhẹ vào các thời điểm nhất định trong ngày để tránh tình trạng hạ đường huyết đột ngột. 

– Uống thuốc dùng đúng giờ và đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nên uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối lượng thức ăn của từng nhóm thực phẩm, không kiêng khem quá mức. 

– Tập thể dục điều độ nhưng không nên tập quá sức. 

– Mang theo bánh ngọt, đường, kẹo khi ra ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động để có thể ăn uống ngay khi thấy hoa mắt, chóng mặt. 

– Nên đo thường huyết trước khi ra ngoài, luyện tập và ngay khi có bất thường trong cơ thể.

Có thể thấy rằng, bị tiểu đường mà hạ đường huyết có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tình trạng hạ đường huyết và cách mà người bệnh được sơ cấp cứu. Do vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu để xử trí kịp thời thì việc phòng tránh cũng rất quan trọng. Chuẩn bị thức ăn, bánh, kẹo khi ra ngoài là điều cần thiết. Ngoài ra, người bệnh nên đo đường huyết hàng ngày.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: