Hạt dẻ có tốt cho sức khỏe của người tiểu đường không?
Để biết người bệnh tiểu đường ăn được hạt dẻ không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích của loại hạt này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt dẻ và các loại hạt nói chung đều là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.
Hạt dẻ chứa nhiều chất xơ. Hàm lượng chất xơ dồi dào này giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hạn chế các biến chứng tiêu hóa của bệnh tiểu đường.
Ăn hạt dẻ mang tới nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường
Hạt dẻ có chứa các chất chống oxy hóa, magie và kali có thể làm giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Lượng kali cần thiết trong hạt dẻ giúp thận đào thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, giúp các mạch máu thư giãn và làm giảm huyết áp.
Trong hạt dẻ cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, riboflavin, thiamine và folate tốt cho não bộ. Người bệnh tiểu đường ăn hạt dẻ có thể giúp chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh và thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Hạt dẻ còn cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường.
Bị tiểu đường ăn được hạt dẻ không?
Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng hạt dẻ cũng chứa một lượng tinh bột và đường nhất định. Vì vậy có nhiều người thắc mắc rằng bị bệnh tiểu đường ăn được hạt dẻ không.
Người bị tiểu đường ăn được hạt dẻ không?
Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt dẻ có thành phần dinh dưỡng rất phong phú. Mặc dù có chứa carbohydrate cùng hàm lượng tinh bột nhưng chỉ số đường huyết của hạt dẻ không quá cao. Hơn nữa, hạt dẻ rất giàu axit béo không bão hòa và các chất khác, cũng có lợi cho việc bảo vệ mạch máu.
Chỉ số đường huyết (GI) là một thông số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống theo cách nó làm tăng nồng độ đường máu sau khi ăn nhanh hay chậm so với đường glucose. Các thực phẩm có chỉ số GI < 55 thì có lượng carbohydrate thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của cơ thể sau khi ăn. Các thực phẩm có chỉ số GI trung bình (56 – 69) sẽ chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải. Thực phẩm có chỉ số GI > 70 có khả năng chuyển hóa và tăng đường huyết rất nhanh, không phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Hạt dẻ có chỉ số đường huyết là 54, tức là ở mức an toàn với người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh có thể ăn hạt dẻ để tăng cường sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Điểm danh 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
- Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Ăn bao nhiêu là đủ?
- Giải đáp: Ăn nhiều hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?
Người bệnh tiểu đường nên ăn hạt dẻ như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề bị tiểu đường ăn được hạt dẻ không, người bệnh tiểu đường nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên ăn hạt dẻ hấp hoặc luộc, không ăn các loại hạt dẻ đã được chế biến với đường.
– Không nên ăn quá nhiều hạt dẻ trong cùng một thời điểm, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 50 – 70g.
– Người bệnh tiểu đường đang gặp các vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ.
Nên ăn hạt dẻ luộc hoặc hấp, không ăn hạt dẻ rang cùng đường
– Hạt dẻ chỉ nên dùng làm thức ăn trong bữa phụ lúc 9h sáng hoặc 15h chiều. Ăn hạt dẻ ngay sau bữa chính sẽ gây đầy bụng, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.
– Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày để tránh bị táo bón.
– Nên hạn chế ăn hạt dẻ cùng các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, hạnh nhân, đậu phụ, …
– Không sử dụng hạt dẻ khi thấy các dấu hiệu mốc, hỏng, thay đổi màu sắc, mùi vị.
Sau khi ăn hạt dẻ, người bệnh nên kiểm tra chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết tăng cao thì nên hạn chế ăn thực phẩm này hoặc giảm lượng hạt dẻ tiêu thụ trong những lần tiếp theo.
Ngoài hạt dẻ, người bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng thêm các loại hạt khác như hạt điều, hạt óc chó, hạt macca, … để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là một số lời giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường ăn được hạt dẻ không”. Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh để có những điều chỉnh phù hợp hơn.