Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Áp dụng ngay 5 mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường để vận động linh hoạt hơn!

Tê bì chân tay là một biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Do vậy, người bệnh tiểu đường có thể áp dụng những mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường tại nhà để cải thiện tình trạng này! 

Tê bì chân tay là một biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Do vậy, người bệnh tiểu đường có thể áp dụng những mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường tại nhà để cải thiện tình trạng này! 

Vì sao người bệnh tiểu đường bị tê bì tay chân?

Bệnh tiểu đường làm tổn thương mạch máu ở hệ thần kinh ngoại biên nên gây ra tình trạng tê bì chân tay. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh tê chân tay sẽ tiến triển thành những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau. 

Tê bì chân tay xảy ra do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương

Tê bì thường xảy ra ở cả chi trên và chi dưới với những triệu chứng cụ thể như sau:

– Có cảm giác tê bì, khó chịu như kiến bò và kim chân ở cả tay và chân.

– Các cơn đau xuất hiện nhiều vào vào ban đêm và không theo một chu kỳ nhất định.

– Các cơn đau có xu hướng giảm dần khi vận động và kéo dài khi nghỉ ngơi.

Khi bị tiểu đường, dây thần kinh từ cột sống đến ngón nhất bàn chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là lý do vì sao các đầu ngón tay, ngón chân thường bị tê thay vì những bộ phận khác trong cơ thể.

Tê bì chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường không chỉ gây khó chịu mà nó còn có thể làm mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. Điều này dẫn tới việc không phát hiện được các vết thương ở tay chân để điều trị kịp thời. 

Tê bì chân tay ở người tiểu đường rất nguy hiểm

Hơn nữa, những vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu hồi phục hơn người bình thường. Do đó, nếu không được chữa trị sớm có thể gây nhiễm trùng và hoại tử. Hậu quả thường gặp nhất là tình trạng phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, thậm chí là bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối khiến người bệnh tàn phế suốt đời.

Trường hợp người bị tiểu đường phải cắt cụt chi thì vết thương rất khó hồi phục, thậm chí là có thể bị hoại tử rộng hơn và phải cắt cụt sâu hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, khi thấy các dấu hiệu tê bì chân tay hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện kiểm tra để tiến hành điều trị ngay. 

5 mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường

Để giảm tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường gây ra, trước tiên người bệnh tiểu đường cần ổn định đường huyết và ngăn chặn quá trình tổn thương hệ thống thần kinh bằng những phương pháp sau:

Dùng thuốc điều trị tình trạng tê bì tay chân 

Thuốc trị tê bì chân tay cho người tiểu đường chỉ định sử dụng trong một số trường hợp nặng và được bác sĩ kê đơn. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tê bì chân tay:

– Thuốc giảm đau thông thường: phổ biến được sử dụng là Paracetamol, có hiệu quả trong việc giảm đau từ nhẹ đến trung bình. 

– Thuốc chống viêm không Steroid: làm dịu phản ứng viêm nhiễm xương khớp, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, từ đó giảm đau và tê bì ở chân tay.

Dùng thuốc đúng chỉ định giúp cải thiện tình trạng tê bì tay chân

– Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin có tác dụng kiểm soát đau thần kinh và điều trị hội chứng chân không yên.

– Thuốc giãn cơ: làm cho các cơ bớt căng thẳng và giảm áp lực lên các dây thần kinh. 

– Thuốc chống trầm cảm Milnacipran: có khả năng ức chế sự hấp thu norepinephrine nhiều hơn so với serotonin, được sử dụng để điều trị tê bì ở chân tay do tác động của các mô sụn, dây chằng hoặc cơ bắp. 

– Corticosteroid: có khả năng giảm đau mạnh mẽ, kháng viêm. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm vitamin B12. Những loại thuốc chữa tê bì chân tay có thể gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. 

Mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường bằng cách massage

Thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng, massage vùng bị tê bì sẽ kích thích máu lưu thông và làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho chân, tay. 

Việc massage tay, chân nên được thực hiện thường xuyên, ngay cả khi không bị tê bì. Trước khi massage, người bệnh cũng có thể thoa dầu nóng hoặc các loại dầu massage để tăng thêm hiệu quả. 

Chườm ấm tại các vị trí bị tê bì chân tay

Hơi ấm sẽ làm giãn mạch máu, lưu thông khí huyết và giúp các dây thần kinh tại vùng tay, chân hoạt động bình thường trở lại. 

Chườm ấm tại các vị trí bị tê bì chân tay

Các cách chườm ấm giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường như sau:

– Dùng một chiếc khăn mỏng nhúng vào thau nước ấm, vắt khô nước và trực tiếp chườm vào vị trí bị tê.

– Đổ nước ấm vào một cái chai hoặc một cái túi và lăn lên vùng chân tay tê bì.

– Rang nóng muối ăn và bỏ vào một túi vải sạch, sau đó chườm lên tay chân để giảm triệu chứng tê.

Người bệnh cần phải đo nhiệt độ nước trước khi dùng để tránh bị bỏng. Thực hiện chườm ấm 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần thực hiện 10 – 15 phút kết hợp massage nhẹ nhàng để giảm tê bì nhanh chóng. 

Vận động hợp lý 

Nếu không thường xuyên vận động, máu sẽ không được lưu thông tới các chi và làm giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết, khiến tình trạng tê bì nặng hơn. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên duy trì tập luyện hàng ngày, mỗi ngày 30 phút. 

Nếu xuất hiện các biến chứng ở bàn chân làm hạn chế vận động, người bệnh cũng có thể vận động tại chỗ bằng các động tác co duỗi chân, vẩy tay để tăng cường lưu thông máu. 

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị 

Nguyên nhân gây tê bì chân tay là do tổn thương tại các mạch máu và rối loạn tuần hoàn máu. Do đó, bên cạnh các loại thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu hoặc hỗ trợ điều trị tiểu đường có thành phần từ dây thìa canh, khổ qua rừng hoặc giảo cổ lam. 

Khi máu được lưu thông hiệu quả, các triệu chứng tê bì sẽ được cải thiện

Các mẹo giảm tê bì chân tay cho người tiểu đường kể trên nên được áp dụng đồng thời và thường xuyên. Nếu kiểm soát được các triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh sẽ được cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna lọ
Diabetna vỉ 40 viên
Diabetna vỉ
Trà Diabetna
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
45.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: