Tiểu đường được biết đến là một bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Vậy bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đâyy!
Mục lục
Tiểu đường giai đoạn đầu là gì, làm sao để nhận biết? ?
Giai đoạn đầu của bệnh được gọi là tiền tiểu đường, thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm liền và rất khó phát hiện. Các triệu chứng của tiền tiểu đường bao gồm:
– Đi tiểu nhiều lần do đường huyết cao khiến thận phải đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài liên tục.
– Thường xuyên Khát nước: đi tiểu thường xuyên dẫn tới mất nước nên người bệnh sẽ có cảm giác khát nước thường xuyên. Người bệnh tiền tiểu đường có thể uống tới 4l nước mỗi ngày.
Khát nước, mệt mỏi, đi tiểu nhiều là các dấu hiệu tiền tiểu đường
– Mệt mỏi: lượng đường trong máu cao nhưng thiếu insulin để đưa lượng đường này vào tế bào, dẫn tới việc tế bào thiếu năng lượng hoạt động và gây mệt mỏi.
– Hay cảm thấy đói: các tế bào bị thiếu năng lượng hoạt động sẽ kích thích các phản xạ của cơ thể, khiến người bệnh hay cảm thấy đói.
– Giảm thị lực: đường huyết cao gây ra tổn thương gai thị ở mắt và các mạch máu ở võng mạc và khiến thị lực bị suy giảm không thể hồi phục.
– Vết thương hở lâu hồi phục: bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu, làm rối loạn tuần hoàn máu khiến các vết thương hở lâu hồi phục và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
– Chân tay tê bì, ngứa ran cũng là tình trạng xảy ra do tổn thương ở các mạch máu.
Triệu chứng bệnh tiền tiểu đường tương đối mơ hồ nên người bệnh cần phải lưu ý tới các thay đổi về sức khỏe để có thể kịp thời thăm khám và điều trị bệnh.
Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?
Bản chất của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu chính là tình trạng tiền đái tháo đường theo y khoa. Khi bệnh nhân mắc phải tình trạng này, đã có sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể, dẫn đến đường huyết có dấu hiệu tăng vượt ngưỡng bình thường, nếu kịp thời nhận biết các dấu hiệu và can thiệp điều trị sớm ở giai đoạn này thì hoàn toàn có thể chữa trị khỏi.
Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua. Vì thế, việc tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian phát hiện bệnh.
Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu như thế nào?
Ngoài việc theo dõi các triệu chứng, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Tại giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, cần tập trung vào việc rèn luyện thói quen sinh hoạt, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động là đã có thể đưa đường huyết về bình thường trong thời gian ngắn mà không cần phải sử dụng thuốc.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường nên đảm bảo các tiêu chí sau:
– Ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám, các loại đậu và hạt, rau xanh, trái cây ít đường.
– Nên bổ sung các protein tốt như thịt trắng, protein thực vật như: đậu phụ, đậu phộng, đậu nành.
Người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo
– Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo có hại như nội tạng động vật, thức ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
– Tăng cường bổ sung, chất xơ và vitamin từ các loại rau củ quả.
Để hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Tập thể dục điều độ
Bên cạnh ăn uống, luyện tập cũng là một yếu tố quyết định vấn đề tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe, tập yoga để bắt đầu việc luyện tập. Khi mới bắt đầu, người bệnh nên luyện tập trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ. Khi đã tạo được thói quen luyện tập thể thao, chúng ta có thể tăng dần thời gian, tần suất cũng như mức độ của các bài tập.
Người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết và đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị sau từng mốc thời gian. Nếu tình trạng không cải thiện mấy sẽ cần can thiệp bằng các biện pháp khác.
Sử dụng thuốc điều trị tiểu đường
Trong trường hợp người bệnh đã tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc thay đổi chế độ sinh hoạt nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện thì bác sĩ sẽ phải chỉ định sử dụng thuốc tiểu đường dạng uống. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn đầu thường là:
– Thuốc tăng hoạt tính insulin thuộc các nhóm thuốc Metformin hoặc Thiazolidinediones.
– Nhóm thuốc kích thích tăng tiết insulin: Sulfonylurea, Meglitinide. Nhóm thuốc này thường làm hạ đường huyết và được chỉ định sử dụng sau khi ăn.
– Nhóm thuốc ức chế hấp thụ đường sau khi ăn: các loại thuốc ức chế men alpha-glucosidase (acarbose, miglitol,…). Thuốc này thường được chỉ định dùng trước khi ăn.
Nên kết hợp ăn uống và luyện tập mỗi ngày để điều trị tiền tiểu đường
Nếu sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và có thể được điều trị khỏi.
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố quyết định tới việc tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không. Do đó, người bệnh cần kết hợp các biện pháp điều trị để tăng hiệu quả và không làm bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn.