Mục lục
Những sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm và quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong quá trình “sống chung” với bệnh tiểu đường, một số người áp dụng các biện pháp điều trị thái quá, dẫn đến hạ đường huyết. Cụ thể như:
Dùng Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết quá liều
Khi cơ thể không tạo ra insulin, tạo ra ít insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả thì người bệnh cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.
Dùng Insulin quá liều là một trong những cách điều trị thái quá, dẫn đến hạ đường huyết
Tuy nhiên, nếu dùng lượng lớn insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác thì có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh, gây hạ đường huyết.
Sử dụng các thuốc điều trị không rõ nguồn gốc
Nhiều người bệnh có tâm lý muốn điều trị bằng thuốc nam hoặc các sản phẩm được quảng cáo là “thần dược” điều trị tiểu đường. Ban đầu, những loại thuốc này có thể khiến người bệnh cảm thấy khỏe khoắn ngay lập tức và các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng các thuốc trị tiểu đường trôi nổi có thể gây nguy hiểm
Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ nhanh chóng phản tác dụng và khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân là trong thuốc có chứa phenformin – một loại thuốc điều trị tiểu đường bị cấm sử dụng vì tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong do nhiễm toan lactic lên đến 50%.
Tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc bỏ dùng thuốc
Thuốc tiểu đường cần được uống đúng liều và đủ liệu trình theo đúng chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vậy, có nhiều người tự ý bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm hoặc tự ý tăng liều khi thấy đường huyết tăng cao. Điều này có thể khiến đường huyết hạ nhanh chóng dẫn tới tình trạng ngất xỉu hoặc hôn mê.
Kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa tinh bột và đường
Sai lầm tiếp theo trong việc điều trị thái quá, dẫn đến hạ đường huyết chính là kiêng khem quá khắt khe. Ai cũng biết rằng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần được áp dụng để không làm tăng đường huyết.
Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường là quan niệm sai lầm của nhiều người bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm cả tinh bột và đường để có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu loại bỏ hoàn toàn 2 nhóm thực phẩm này, người bệnh sẽ bị thiếu dinh dưỡng, hạ đường huyết, suy nhược cơ thể và khiến bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường giúp hỗ trợ ổn định đường huyết
- Món ăn tưởng vô hại nhưng sử dụng lâu ngày gây tiểu đường nghiêm trọng
- Chỉ số HbA1c như thế nào là an toàn và cách kiểm soát chỉ số này?
Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Khi đường huyết thấp hơn 70mg/dL, các triệu chứng hạ đường huyết sẽ bắt đầu xuất hiện nhưng chưa rõ ràng, thường gọi là hạ đường huyết không nhận biết. Tình trạng này thường gặp ở người đã bị tiểu đường trong thời gian dài.
Đường huyết hạ thấp sẽ kích hoạt giải phóng epinephrine (adrenaline) gây các triệu chứng như tim đập mạnh, đổ mồ hôi nhiều, lo lắng/hồi hộp vô cớ, da tái nhợt, buồn nôn, tê bì vùng lưỡi/môi/má.
Hạ đường huyết có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh tiểu đường
Nếu không được khắc phục kịp thời, đường huyết sẽ tiếp tục hạ xuống khiến các hoạt động của não bị ảnh hưởng. Lúc này, các triệu chứng sẽ bao gồm giảm thị lực, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn, buồn ngủ, … Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới co giật và hôn mê, thậm chí là tử vong.
Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết phải làm sao?
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường cần được điều trị ngay lập tức bằng quy tắc 15 – 15, có nghĩa là:
– Ăn/uống 15 gam carbohydrate (carbs), tương đương với 2 – 3 viên đường hoặc 5 – 6 viên kẹo hoặc ½ ly nước ép trái cây bất kỳ. Người bệnh cũng có thể uống 1 ly sữa hoặc 1 thìa cà phê mật ong để tăng lượng đường trong máu.
– Sau 15 phút, hãy đo lại chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL thì cần tiếp tục lặp lại các bước điều trị trên cho tới khi lượng đường trong máu đạt ngưỡng an toàn. Khi lượng đường huyết trở lại bình thường, người bệnh có thể ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.
Người bệnh tiểu đường nên mang theo một vài viên kẹo hoặc đường để sử dụng khi cần
Việc điều trị hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt và đảm bảo tăng đường huyết an toàn. Không nên sử dụng các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp như ngũ cốc, các loại đậu, lạc, khoai tây đậu, lạc, khoai tây và socola. Chúng có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose nên không được sử dụng để điều trị khi hạ đường huyết.
Trong trường hợp điều trị thái quá, dẫn tới hạ đường huyết nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng quy tắc 15 – 15, người bệnh cần được tiêm glucagon. Đây là một hormone được sản xuất trong tuyến tụy có tác dụng kích thích gan giải phóng glucose dự trữ vào máu.
Trên đây là một số thông tin về những trường hợp điều trị thái quá, dẫn tới hạ đường huyết. Nếu thường xuyên bị hạ đường huyết, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để có kế hoạch thay đổi phác đồ điều trị.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!