Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Lý giải nguyên nhân tại sao tiểu đường gây suy thận?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó thống kê có khoảng 20 – 40% bệnh nhân gặp biến chứng suy thận. Vậy tại sao tiểu đường gây suy thận? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này nhé!

Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường nhé!

Suy thận là biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh tiểu đường. 

Tại sao tiểu đường gây suy thận?

Tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra các biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó biến chứng trên thận được xem là biến chứng phổ biến nhất. Nguyên nhân là do lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ khiến cho các tế bào ở thận bị tổn hại. Cụ thể dẫn đến các trường hợp sau:

  • Mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tắc nghẽn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho lượng máu cung cấp đến thận không đủ khiến cho các tế bào ở thận bị hư hại. Điều này sẽ khiến cho thận lọc máu kém làm cho albumin dễ bị thoát qua nước tiểu nên dẫn đến suy thận. 
  • Đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương các dây thần kinh tín hiệu ở thận. Dây thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được khi nào bàng quang đầy để đi tiểu kịp thời. Từ đó sẽ gây tăng áp lực ở bàng quang và làm thận bị tổn thương. 
  • Nguyên nhân thứ 3 là bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu từ đó có thể lan lên thận và gây tổn thương tế bào thận dẫn đến suy thận. 

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu nhận biết biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Ở giai đoạn đầu của biến chứng suy thận khi các tế bào ở thận vẫn còn hoạt động được thì sẽ rất khó phát hiện. Vì tế bào khỏe vẫn đang làm việc để bù cho các tế bào thận bị hư. Lúc này, các biểu hiện có thể không rõ ràng như phù nhẹ bàn chân, chán ăn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, suy giảm trí nhớ…Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện được suy thận thông qua siêu âm ổ bụng hoặc xét nghiệm albumin. 

Nhưng ở các giai đoạn sau khi biến chứng suy thận đã nặng thêm. Bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu rõ ràng hơn như: 

  • Toàn thân bị phù nề, tích nước. 
  • Nước tiểu bị sủi bọt. 
  • Huyết áp thường xuyên tăng cao. 
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
  • Thường xuyên bị tụt đường huyết, vã mồ hôi. 
  • Buồn nôn, chán ăn 

Việc nhận biết được sớm các dấu hiệu của biến chứng suy thận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Từ đó giúp cho người bệnh khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn. 

Cách phòng ngừa biến chứng suy thận cho bệnh nhân tiểu đường 

Khi bị tiểu đường, bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện các biến chứng của bệnh sớm nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng lưu ý để giúp thận có thể hoạt động tốt hơn và hạn chế bị tổn thương cần áp dụng các điều sau đây: 

Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất ngăn biến chứng suy thận. 

Kiểm soát lượng đường trong máu 

Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức < 7.0 mmol/l. Việc duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn này sẽ giúp làm giảm albumin niệu và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân cần thực hiện thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hàng ngày. Hoặc kết hợp sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hay bổ sung insulin cho cơ thể. 

Kiểm soát huyết áp 

Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cũng nên kiểm soát huyết áp duy trì ở mức < 140/80 mmHg. Theo khuyến cáo của các bác sĩ mức HA được đề xuất là từ 110 đến 120/65 đến 80 mm Hg. Đặc biệt là ở những bệnh nhân tiểu đường có lượng protein bài tiết > 1 g/ngày. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng các mức HA < 120/85 mmHg cũng có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch và suy tim ở bệnh nhân tiểu đường. 

Sử dụng liệu pháp ức chế Angiotensin 

Với liệu pháp này, bệnh nhân tiểu đường sẽ được sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB). Đây là hai loại thuốc hạ huyết áp được lựa chọn, chúng có tác dụng làm giảm HA và protein niệu và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường. Bệnh nhân tiểu đường nên bắt đầu sử dụng những loại thuốc này khi phát hiện microalbumin niệu. Một số chuyên gia còn khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc ngay cả trước khi có dấu hiệu bệnh thận.

Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng thuốc ức chế nguyên nhân gây bệnh thận. 

Hạn chế lượng muối trong thức ăn hàng ngày

Với bệnh nhân tiểu đường để bảo vệ thận, các bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều muối. Nên ăn các loại thức ăn được chế biến dạng hấp, luộc ít sử dụng gia vị. Ăn nhạt hơn vừa kiểm soát tình trạng cao huyết áp, giảm tích nước sưng phù và bảo vệ tế bào thận tốt hơn. 

Sử dụng thảo dược thiên nhiên ngăn chặn biến chứng suy thận 

Ngoài những cách trên đây, các bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên ổn định đường huyết để ngăn chặn biến chứng suy thận rất hiệu quả. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong thành phần của dây thìa canh được trồng tại Việt Nam có chứa đến 9 lại hoạt chất mới có tác dụng hạ đường huyết. Trong đó có 2 hoạt chất giúp hạ và ổn định đường huyết cực mạnh đó là: hoạt chất 4 [29-O-(β-D-glucopyranosyl gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside] và hoạt  chất 5 [Gymnemagenol 3-Oβ-D-glucuronopyranoside]. 

Dây thìa canh được trồng chuẩn hóa tại Việt Nam có chứa hoạt chất giúp hạ đường huyết cực mạnh. 

Các hoạt chất này khi đi vào cơ thể có tác dụng kích thích sản xuất và tăng cường hoạt tính của insulin. Từ đó giúp ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng men sử dụng đường tại các mô. Và đồng thời hỗ trợ làm giảm cholesterol và lipid máu, tăng cường bài tiết LDL-c và Triglyceride vừa giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu và ngăn chặn huyết áp cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường sử dụng dây thìa canh được trồng chuẩn hóa mỗi ngày không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn phòng ngừa biến chứng suy thận hiệu quả. 

Trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp nguyên nhân tại sao tiểu đường gây suy thận. Hy vọng sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có thể tìm được cách ngăn chặn biến chứng suy thận để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: