Mục lục
Vì sao bệnh tiểu đường lại dễ gây loét bàn chân?
Bệnh tiểu đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng bảo vệ của các tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình tự hồi phục. Khi gặp bất cứ tổn thương nào ở chân mà không được điều trị kịp thời và đúng cách thì đều có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét bàn chân.
Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân, khiến người bệnh không có cảm giác đau, nóng hoặc lạnh. Do đó, người bệnh cũng không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương nếu như không kiểm tra chân thường xuyên.
Biến chứng tiểu đường ở da bàn chân thường gặp tại các vị trí như đầu các xương bàn chân, ngón chân cái, giữa các ngón chân, gót chân hay các vết chai ở chân. Các biến chứng tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch máu cũng khiến cho lượng máu cung cấp đến bàn chân bị hạn chế. Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và khả năng miễn dịch kém chính là nguyên nhân khiến các vết thương ở bàn chân lâu lành, thậm chí là hoại tử.
Người bệnh tiểu đường nên chăm sóc da bàn chân như nào?
Các tổn thương hoặc nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh tiểu đường luôn cao hơn người bình thường. Do vậy, việc người bệnh chăm sóc da bàn chân như nào sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bị loét bàn chân và các biến chứng liên quan. Dưới đây là những lưu ý về cách chăm sóc da bàn chân cho người bệnh tiểu đường.
Vệ sinh bàn chân mỗi ngày
Nếu chưa biết cách chăm sóc da bàn chân như nào, chúng ta hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là vệ sinh bàn chân mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường cần rửa sạch chân bằng nước ấm ít nhất 2 lần/ngày.
Người bệnh tiểu đường cần rửa sạch chân bằng nước ấm ít nhất 2 lần/ngày
Người bệnh tiểu đường không nên ngâm chân, đặc biệt là ngâm chân với nước ấm/nóng. Lý do là bởi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm, bệnh nhân lớn tuổi, đường huyết kiểm soát kém, … sẽ không cảm giác được nhiệt độ và độ nóng/lạnh của nước. Nếu ngâm chân quá lâu, nhất là ở môi trường nước ấm nóng dễ bị bỏng, rát và làm tăng nguy cơ bị tổn thương.
Khi vệ sinh bàn chân xong, người bệnh cần lau khô chân bằng khăn bông mềm. Khi lau chân, chúng ta nên bắt đầu lau nhẹ nhàng từ gót chân, lòng bàn chân, mu bàn chân và các kẽ ngón chân để đảm bảo bàn chân khô hoàn toàn. Người bệnh tuyệt đối không được chà sát mạnh hoặc sử dụng khăn quá cứng để tránh làm tổn thương lên da.
Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da
Nếu da bàn chân bị khô hoặc nứt nẻ thì người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da. Các vị trí cần thoa kem dưỡng là gót chân, mu bàn chân và lòng bàn chân, không thoa kem ở các kẽ ngón chân. Người bệnh nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm dưỡng da có thành phần từ thiên nhiên, lành tính và an toàn.
Cắt và mài nhẵn móng chân nhẹ nhàng
Ngoài việc vệ sinh bàn chân mỗi ngày, chúng ta cũng nên chú ý cắt móng chân gọn gàng và sử dụng dũa móng mài nhẵn móng chân. Khi cắt móng cần thực hiện cẩn thận, không cắt quá sát da và không lấy khóe móng chân để tránh bị đau hoặc chảy máu.
Người bệnh tiểu đường nên nên cắt móng chân gọn gàng và mài nhẵn móng chân
Ở người lớn tuổi, móng chân thường dày và khó cắt nên cần cắt từ từ. Nếu người bệnh không thể cắt móng chân thì hãy liên hệ nhân viên y tế hỗ trợ cắt móng để đảm bảo không gây ra bất cứ tổn thương nào cho bàn chân.
Không được đi chân đất khi ra ngoài
Việc chăm sóc da bàn chân như nào có vai trò quyết định tới khả năng hạn chế các biến chứng ở bàn chân của người bệnh. Một trong những lưu ý quan trọng nhất chính là người bệnh tiểu đường không nên đi chân đất, nhất là khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngay cả khi ở trong nhà, người bệnh cũng nên sử dụng dép đi trong nhà để giảm thiểu nguy cơ va chạm với vật cứng gây tổn thương, nhiễm khuẩn bàn chân.
Chọn giày vừa vặn với chân, đi tất mềm, thoải mái
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn một đôi giày vừa vặn, có chất liệu mềm mại và thoáng khí. Người bệnh cũng nên giữ thói quen luôn đi tất cùng với giày để tránh bị cọ xát gây tổn thương bàn chân. Tất nên chọn những loại được làm bằng vải mềm, đường may không cộm và không quá chật, không bót sát cổ chân.
Nên chọn giày vừa vặn với chân, đi tất mềm, thoải mái
Chúng ta cũng nên lưu ý thay tất thường xuyên, không mang một đôi tất quá 1 ngày. Tất sau khi giặt xong phải được phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn, tuyệt đối không mang tất khi chân hoặc tất còn ẩm ướt.
Không tự ý loại bỏ các mảng chai ở trên chân
Chân bị chai sần là do áp lực hoặc bị cọ sát khi chúng ta vận động. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, người bệnh tiểu đường không được tự ý dùng các dụng cụ sắc nhọn để loại bỏ phần da bị chai.
Hành động này có thể làm tổn thương chân, gây chảy máu và làm tăng nguy cơ bị loét chân. Thay vào đó, người bệnh có thể đến bệnh viện và nhờ nhân viên y tế loại bỏ các mảng da bị chai đúng cách và an toàn.
Giữ cho mạch máu ở chân lưu thông tốt
Cách giữ cho mạch máu chân được lưu thông tốt là nâng cao chân khi ngồi. Trong lúc ngồi, người bệnh cũng nên cử động xoay bàn chân, xoay mắt cá chân và lắc các ngón chân 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần thực hiện ít nhất 5 phút.
Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên massage chân để máu lưu thông tốt
Các thói quen xấu như ngồi vắt chéo chân ở bắp đùi hay vắt chéo ngay cổ chân có thể gây chèn ép làm nghẽn mạch máu, khiến quá trình lưu thông máu bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thường xuyên massage chân để máu được lưu thông tốt hơn.
Khi nào cần tới bệnh viện kiểm tra các tổn thương ở chân?
Ngoài việc lưu ý về cách chăm sóc da bàn chân như nào, người bệnh tiểu đường cũng nên kiểm tra bàn chân thường xuyên. Khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào dưới đây bạn cần tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng khắc phục tốt nhất:
- Da chân quá khô và có nguy cơ bị nứt.
- Vùng da bàn chân có màu sắc và nhiệt độ bất thường.
- Móng chân dày và có màu vàng, móng chân mọc ngược.
- Hình dạng bàn chân có sự thay đổi.
- Rụng lông ở ngón chân hoặc cẳng chân.
Nên tới gặp bác sĩ khi thấy bàn chân xuất hiện các dấu hiệu bất thường
- Bàn chân bị mất khả năng cảm nhận nhiệt độ và các kích thích khác.
- Bàn chân bị ngứa ran, bỏng rát hoặc bị đau.
- Thường xuyên bị chuột rút ở mông, đùi hoặc bắp chân khi tập thể dục.
- Nhiễm nấm ở da chân và ở kẽ ngón chân, các tổn thương tái phát nhiều lần và khó điều trị.
Ở những vị trí bàn chân khó có thể nhìn thấy hoặc mắt người bệnh yếu thì cần nhờ người thân kiểm tra giúp. Nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, các tổn thương ở bàn chân sẽ được kiểm soát.
Xem thêm: Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?
Có thể thấy rằng, cách chăm sóc da bàn chân như nào đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng nguy hiểm ở bàn chân của người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh và những người thân trong gia đình cần phải đặc biệt lưu ý về vấn đề này.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!