Mục lục
Vai trò của bữa ăn sáng với người tiểu đường
Bữa sáng có vai trò quan trọng đối với người tiểu đường bởi nó không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho ngày mới, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Theo nghiên cứu, người bệnh tiểu đường khi bỏ ăn sáng sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì và kháng insulin, do đó, khả năng kiểm soát đường máu sẽ giảm đi. Cụ thể:
- Thừa cân, béo phì: Khi bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ nhanh đói dẫn đến bữa trưa cần bổ sung lượng thức ăn nhiều hơn làm dư thừa năng lượng cho cơ thể. Tình trạng dư thừa năng lượng này được tích lũy dưới dạng mỡ và theo thời gian sẽ gây ra thừa cân, béo phì. Mà béo phì là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, từ đó gia tăng các biến chứng nguy hiểm.
- Tăng kháng Insulin: Theo nghiên cứu, buổi sáng là lúc cơ thể tiết ra nhiều hormone Insulin nhất, nếu bỏ bữa nó sẽ đảo lộn nhịp bài tiết Insulin của cơ thể từ đó gây ra rối loạn tiết Insulin, khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì vậy, một bữa ăn sáng cho người tiểu đường khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn sáng cho người tiểu đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA, một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với một bệnh nhân đái tháo đường. Cụ thể, lượng calo từ protein nên chiếm 20-30% lượng protein trong cả ngày; lượng calo từ chất béo nên cân đối ở mức 20-35% và lượng calo hàng ngày từ carbohydrate dao động từ 45-60%.
Bữa sáng lý tưởng dành cho người đái tháo đường là một bữa ăn giàu đạm, ít tinh bột, nhiều chất xơ và bao gồm chất béo lành mạnh.
1. Tinh bột
Tinh bột là “thủ phạm” khiến lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường nên kiêng hoàn toàn thức ăn giàu tinh bột vào buổi sáng.
Người bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn các loại tinh bột giàu chất xơ.
Các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế như bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền, bánh mì trắng, mì sợi, xôi… có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế.
Theo nghiên cứu, tinh bột phức tạp trong ngũ cốc, các loại đậu và rau củ giàu tinh bột thường chứa nhiều chất xơ. Do đó, những thực phẩm này mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không và cần lưu ý những gì?
- Tổng hợp những loại rau người tiểu đường không nên ăn
- Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để ổn định đường huyết?
2. Chất đạm (Protein)
Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng, ít làm tăng đường huyết đồng thời tạo cảm giác no lâu cho cơ thể. Vì vậy, thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường cần đảm bảo đầy đủ lượng chất đạm.
Nguồn protein tốt thường có trong: trứng, thịt, cá, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa…
Chất đạm không thể thiếu trong thực đơn ăn sáng của người tiểu đường
3. Chất xơ
Chất xơ không chỉ giúp kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn mà còn ngăn hấp thu đường, giúp gia tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn nhiều chất xơ để tăng khả năng dự trữ năng lượng và ổn định đường huyết.
Chất xơ giúp gia tăng khả năng dự trữ năng lượng
Gợi ý một số loại rau dễ chế biến cho bữa sáng như: dưa leo, hạt chia, giá đỗ, salad sống…
4. Chất béo tốt
Chất béo lành mạnh rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp phân giải các vitamin A, D, E, K và giúp duy trì cảm giác no lâu mà không làm tăng đường huyết. Do đó, thành phần quan trọng này không nên thiếu trong bữa sáng của người bệnh tiểu đường.
Nguồn chất béo lành mạnh có trong các loại thực phẩm sau: quả bơ, dầu ô liu, dầu cá, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, macca, đậu phộng…).
Gợi ý 5 thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường
Dưới đây là một số thực đơn cho bữa sáng lành mạnh, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo và áp dụng:
1. Bột yến mạch trộn sữa và trái cây
Bột yến mạch có nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu hơn và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tùy theo sở thích, người bệnh tiểu đường có thể chế biến bột yến mạch bằng cách trộn với sữa hoặc trái cây hoặc luộc với trứng. Tuy nhiên, nếu chọn sữa, người bệnh chỉ nên chọn sữa ít đường.
2. Trứng ăn kèm bánh mì và rau củ
Trứng là lựa chọn phù hợp trong thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường. Trứng ít calo nhưng giàu protein, mỗi quả trứng cung cấp khoảng 70 calo và 6 gam protein. Ngoài ra, một quả trứng chứa ít hơn 1 gam carbs. Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên 65 bệnh nhân tiểu đường cho thấy ăn 2 quả trứng mỗi ngày như một phần của chế độ ăn giàu protein làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và chỉ số HbA1c, một chỉ số kiểm soát đường huyết lâu dài.
Bánh mì kẹp trứng là lựa chọn phù hợp cho bữa sáng của người tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể chế biến trứng bằng cách luộc trứng, chiên hoặc ốp trứng, ăn kèm với rau củ, ví dụ như: salad rau củ kèm trứng luộc, bánh mì ngũ cốc hoặc bánh mì đen kẹp trứng ốp và rau xanh,… đây là một cách tuyệt vời để tăng cường chất dinh dưỡng và chất xơ, cho một bữa sáng lành mạnh.
3. Bún, phở nhiều thịt, rau xanh
Người bệnh tiểu đường không cần khiêng bất cứ thực phẩm nào. Vì vậy, nếu bạn thích ăn mì, bún hoặc phở mỗi buổi sáng, bạn hoàn toàn có thể duy trì thói quen này. Tuy nhiên, thay vì ăn hết một tô phở hoặc bún, bạn chỉ nên ăn ½ – ⅓ của tô và gấp đôi lượng thịt. Đừng quên ăn kèm với rau xanh hoặc một ít trái cây tươi để tráng miệng.
Đối với các món ăn sáng khác như: bánh canh, hủ tiếu, miến, xôi,… người bệnh tiểu đường cũng có thể áp dụng nguyên tắc này.
4. Bánh pudding hạt chia
Hạt chia là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường vì nó chứa nhiều chất xơ, axit béo omega-3 lành mạnh và có hàm lượng carbs dễ tiêu hóa thấp. Một khẩu phần khoảng 28g hạt chia có thể chứa tới 12g carbohydrate và 9,8g chất xơ, đặc biệt các thành phần trong hạt chia không làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong hạt chia có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình thức ăn di chuyển qua đường ruột và được hấp thụ vào máu.
Để làm bánh pudding hạt chia, người bệnh có thể sử dụng cách: cho 28g hạt chia, 244g sữa hạnh nhân không đường và một ít chiết xuất vani vào máy xay sinh tố. Trộn đều và làm lạnh qua đêm. Để tăng thêm hương vị, hãy trang trí bánh pudding hạt chia với trái cây tươi ít carb như quả việt quất hoặc dâu tây.
5. Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm nên có trong thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường. Khoai lang không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường như magie, canxi cùng các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu khác. Ăn khoai lang vào bữa sáng giúp cân bằng lượng insulin trong cơ thể nên lượng đường trong máu cũng được kiểm soát tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần kết hợp xây dựng chế độ vận động hợp lý và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả và nhanh chóng.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!