Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Giải mã hiện tượng đường huyết tăng sau khi tập thể dục và cách khắc phục hiệu quả

Vận động, tập thể dục luôn mang tới những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường. Tuy vậy, có một số trường hợp gặp tình trạng đường huyết tăng sau khi tập thể dục. Vậy vì sao lại có tình trạng này? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Vì sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều biến chứng nặng nề với sức khỏe của người bệnh. Để ổn định chỉ số đường huyết và hạn chế các biến chứng của tiểu đường, người bệnh thường được khuyến cáo nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao phù hợp là yoga trị liệu bệnh tiểu đường, đi bộ, bơi lội hoặc chạy bộ.

Đường huyết cao có nên tập thể dục không?

Tập thể dục đúng cách giúp tăng khả năng hoạt động của insulin, làm chậm quá trình biến đổi chất glycogen thành glucose, điều tiết lại chuyển hóa ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tập thể dục điều độ còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nhờ loại bỏ cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Một lợi ích nữa của việc tập thể dục chính là giảm stress – yếu tố góp phần làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. 

Có thể thấy rằng, việc luyện tập thể thao không chỉ giúp tăng cường thể lực, giúp xương khớp dẻo dai mà còn hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Các hoạt động thể lực có thể làm giảm đường huyết trong vòng 24h hoặc lâu hơn sau khi người bệnh luyện tập. 

Vì sao đường huyết tăng sau khi tập thể dục?

Khi tập thể thao, các tế bào sẽ sử dụng lượng đường trong máu làm năng lượng, cơ thể đốt cháy chất béo để tạo năng lượng cho các hoạt động, nhưng khi đã đủ lượng đường cần dùng, gan vẫn tăng cường giải phóng glucose vào máu dẫn đến đường huyết vẫn tiếp tục tăng.

Ngoài ra, một số người bệnh nghĩ rằng tập thể thao có thể tăng bài tiết insulin và giảm lượng tiêm insulin bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, lượng insulin được bài tiết khi tập thể thao lại không đáp ứng đủ mức đường huyết tăng lên do glucose giải phóng gan. Lúc này, cơ thể nhanh chóng đốt cháy chất béo, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton gây nguy hiểm tới tính mạng

Nguyên nhân khác gây tăng đường huyết chính là hiện tượng “bình minh” (đường huyết tăng vào buổi sáng) khiến người bệnh lầm tưởng là đường huyết tăng sau khi tập thể dục. May mắn là quá trình đường huyết tăng sau khi tập thể dục chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó chỉ số đường huyết sẽ giảm xuống. 

Đường huyết tăng sau khi tập thể dục có nguy hiểm không?

Ngược lại, có một số người bệnh bị hạ đường huyết sau khi tập thể dục, tình trạng này cũng được đánh giá là nguy hiểm không kém so với tăng đường huyết. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên ăn nhẹ trước khi luyện tập và theo dõi chỉ số đường huyết để có hướng xử trí kịp thời. Các thực phẩm có thể sử dụng là viên glucose, nước trái cây hay bất kỳ loại carbohydrate nhỏ tương tự. Nếu tình hình không được cải thiện, người mắc tiểu đường nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc

Những lưu ý khi luyện tập thể dục ở bệnh nhân tiểu đường

Giảm hoặc tăng đường huyết sau khi tập thể dục đều ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, vì vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau đây: 

Nên kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi tập thể dục 

Thời gian tập luyện thể dục tốt nhất ở những bệnh nhân tiểu đường là từ một đến ba tiếng sau khi ăn. Lúc này, nồng độ đường huyết sẽ có xu hướng tăng cao và việc luyện tập sẽ có tác dụng cân bằng chỉ số này. Trước khi tập thể dục, người bệnh tiểu đường cần đo chỉ số đường huyết và lưu ý: 

  • Nếu lượng đường trong máu nằm trong khoảng 100 đến 250 mg/dl thì có nghĩa là cơ thể sẵn sàng để vận động.
  • Nếu nồng độ đường huyết < 100 mg/dL, người bệnh có thể ăn nhẹ để cung cấp khoảng 15 -20g carbohydrate. 

Nên kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi tập thể dục

  • Nếu đường huyết quá cao trên 250 mg/dL thì không nên tập luyện ngay. Người bệnh cần thử nước tiểu để xem có xuất hiện ceton hay không, nếu có ceton thì có nghĩa là cơ thể đang không có đủ insulin để kiểm soát lượng đường huyết. Nếu miễn cưỡng tập thể dục trong tình trạng này, người bệnh có nguy cơ nhiễm toan ceton – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày là bài tập phù hợp với hầu hết những người bệnh tiểu đường, thời gian tốt nhất để luyện tập là vào buổi sáng. Người bị tiểu đường cũng nên tránh vận động mạnh vào buổi để không làm hạ đường huyết vào sáng hôm sau. 

Không nên ăn ngay sau khi tập thể dục 

Sau khi luyện tập, cơ thể tiêu hao năng lượng nên cần được bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn sau khi tập thể dục khoảng 30 phút. Nếu vội vàng ăn ngay sau khi vận động, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu một áp lực tương đối lớn và có thể làm đường huyết tăng sau khi tập thể dục. 

Không nằm hoặc ngồi xuống đột ngột sau khi vừa tập thể dục 

Sau khi tập thể dục, chúng ta nên đi lại chậm rãi khoảng 5 phút cho hơi thở ổn định thì mới có thể ngồi xuống nghỉ ngơi. Đây là lưu ý dành cho tất cả mọi người sau khi tập thể dục, đặc biệt là những người mắc tiểu đường. 

Không nên ngồi hoặc nằm đột ngột khi vừa tập thể dục 

Khi vừa vận động xong, các cơ quan đang hoạt động ở tốc độ cao mà dừng lại đột ngột có thế khiến máu bị tụ lại, lượng máu về tim giảm mạnh, cản trở quá trình phục hồi năng lượng của cơ thể. Các triệu chứng gặp phải gồm căng cứng hoặc đau nhức cơ bắp, đường huyết tăng vọt, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí là tử vong. 

Nên tránh đồ uống lạnh ngay sau khi tập thể dục

Thói quen uống nước lạnh ngay sau khi tập thể dục có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của insulin, gây tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nếu khát nước, chúng ta nên uống nước ở nhiệt độ thường và bổ sung nước từ từ. 

Nhìn chung, đường huyết tăng sau khi tập thể dục là hiện tượng thường gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng cách tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ và thường xuyên kiểm tra nồng độ đường huyết.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: