Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Giải đáp: Mới chớm tiểu đường đã phải dùng thuốc tây chưa?

Việc điều trị tiểu đường trong giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng vì giúp người bệnh điều trị kịp thời, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, nhiều người thắc mắc rằng: Mới chớm tiểu đường đã phải dùng thuốc tây chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mới chớm tiểu đường là gì? 

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khi cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin hoặc tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin, làm tăng cao chỉ số đường huyết. Bệnh tiểu đường được chia làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu mới chớm tiểu đường hay còn gọi là tiền tiểu đường; giai đoạn tiến triển; giai đoạn khó kiểm soát và giai đoạn cuối.

Việc điều trị ở giai đoạn mới chớm tiểu đường sẽ dễ dàng hơn.

Ở giai đoạn mới chớm tiểu đường, mức đường huyết đã tăng cao hơn so với bình thường nhưng chưa tới mức để trở thành tiểu đường tuýp 2. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn mới chớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn cũng cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết ở giai đoạn này, bệnh thường tiến triển thầm lặng và các triệu chứng khá mơ hồ. Thống kê cho thấy hơn 50% người mắc bệnh đã bỏ qua cơ hội vàng để điều trị ở giai đoạn tiền tiểu đường mà đến khi bệnh phát nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt mới phát giác và điều trị. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn mới chớm là rất quan trọng vì có thể giúp cơ thể phục hồi, thoát khỏi bệnh tật đeo bám, cải thiện sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. 

Có thể bạn quan tâm: 

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn mới chớm

Trước khi giải đáp câu hỏi: Mới chớm tiểu đường đã phải dùng thuốc tây chưa? chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. 

1. Mệt mỏi 

Đây là một trong những dấu hiệu sớm khá phổ biến ở người bệnh tiểu đường giai đoạn mới chớm. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có năng lượng hoạt động và làm việc.

Mệt mỏi vô cớ là triệu chứng thường gặp ở người mới chớm tiểu đường.

2. Mờ mắt

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ của mắt, khiến thủy tinh thể sưng lên khiến mắt nhìn mờ đi. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì triệu chứng này có thể điều trị khỏi. 

3. Da bị ngứa, khô, thâm 

Cảm giác ngứa ran hoặc tê bì ở bàn tay, bàn chân là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần làm cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng khô da. Đồng thời khi cơ thể kháng insulin có thể gây ra bệnh viêm da dị ứng, khiến da sạm đen ở các nếp nhăn cổ, nách, bẹn.

Triệu chứng ngứa ran thường gặp ở người mới chớm tiểu đường 

4. Vết thương lâu lành

Các vết trầy, vết thương trên da ở người bệnh tiểu đường sẽ lâu lành hơn người bình thường, đặc biệt là rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử do đường huyết tăng cao khiến máu lưu thông kém, giảm lượng máu đến các mô bị thương và gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Nếu bệnh tiểu đường tiến triển tới giai đoạn nặng hơn, chất lượng và số lượng insulin ngày càng giảm sút sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt hơn như: đi tiểu thường xuyên, khát nước liên tục, tăng cảm giác đói, sụt cân nhanh,…

Vậy mới chớm tiểu đường đã phải dùng thuốc tây chưa?

Theo pháp đồ điều trị bệnh tiểu đường của Bộ y tế, khi mới chớm tiểu đường, mục tiêu của quá trình điều trị là làm hạ và luôn duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn, từ đó ngăn chặn bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện mà chưa cần dùng đến thuốc tây để điều trị. Ở giai đoạn này, người bệnh cần kiểm soát đường huyết bằng việc kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên và sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Cụ thể:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh cần cắt giảm lượng tinh bột từ các thực phẩm như cơm trắng, bún, miến, bánh quy,… Tuy nhiên không nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày vì chúng cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cho cơ thể. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên bổ sung nguồn tinh bột lành mạnh từ yến mạch, gạo lứt,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp kiểm soát đường huyết 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây,… Bổ sung chất đạm, chất béo lành mạnh từ các loại thịt trắng như cá, gia cầm,… Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các đồ ngọt như bánh kẹo, tránh các loại đồ ăn sẵn.

2. Vận động thường xuyên 

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm 5 – 10% cân nặng và 58% nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động thể dục hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh, chơi thể thao,…

Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường

3. Sử dụng kết hợp thảo dược từ thiên nhiên 

Bên cạnh việc tập luyện và xây dựng chế độ dinh dưỡng, việc kết hợp sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng được các chuyên gia khuyên dùng bởi tính hiệu quả và độ an toàn cao. Trong đó, Dây thìa canh chuẩn hóa là loại thảo dược được đánh giá rất cao trong điều trị bệnh tiểu đường.

Vùng trồng Dây thìa canh tại Hải Hậu, Nam Định.

Một nghiên cứu mới nhất về Dây thìa canh Việt Nam được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học, giáo sư của Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc và nhóm các nhà nghiên cứu của Công ty Nam Dược đã tìm ra 2 hoạt chất mới có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, chỉ có trong dây thìa canh Việt Nam. Mẫu nghiên cứu được lấy từ vùng trồng Dây thìa canh sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hải Hậu, Nam Định. 

Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm được bào chế từ loại dây thìa canh này để kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh ngay từ giai đoạn mới chớm. 

Đối với trường hợp người bệnh không tuân thủ chặt chẽ lối sống lành mạnh khoa học với ba lời khuyên kể trên, hoặc đã tuân thủ mà đường huyết vẫn ở mức cao thì lúc này, người bệnh cần được sự tư vấn của bác sĩ về việc điều trị bằng thuốc tây hỗ trợ. Điển hình, sử dụng thuốc tây cũng được khuyên nên dùng cho người mới chớm tiểu đường kèm theo tình trạng thừa cân, béo phì, nồng độ cholesterol máu cao… để nhanh chóng đưa đường huyết trở về mức an toàn, giảm nguy cơ biến chứng.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi: Mới chớm tiểu đường đã phải dùng thuốc tây chưa? Hi vọng qua bài viết, người bệnh sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, áp dụng đúng cách điều trị tiểu đường giai đoạn mới chớm để đẩy lùi nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: