Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không? Làm thế nào để xác định?

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không là thắc mắc của một số người đang gặp phải tình trạng đường huyết tăng cao bất thường. Lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở bởi tỷ lệ mắc tiểu đường tại nước ta đang tăng cao và bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đường huyết cao có phải bị tiểu đường không?

Đường huyết là gì? 

Trước khi giải đáp thắc mắc đường huyết cao có phải bị tiểu đường không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đường huyết là gì. 

Đường huyết chính là lượng đường trong máu của chúng ta

Đường huyết chính là lượng đường trong máu của chúng ta. Đường được cung cấp cho cơ thể từ 3 nguồn chính, bao gồm thức ăn, đồ uống và nguồn dự trữ của cơ thể. Để hấp thụ được đường, chúng ta cần hormone điều hòa glucose là insulin. 

Đường huyết được xem là nguồn năng lượng chính hỗ trợ cho các hoạt động của cơ thể. Mặc dù vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc đường huyết cao thì cơ thể càng dồi dào năng lượng. Ngược lại, nếu đường huyết vượt quá ngưỡng bình thường thì cơ thể sẽ khó hấp thụ đường hơn và một số hoạt động trao đổi chất bị gián đoạn. 

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không? 

Để biết đường huyết cao có phải bị tiểu đường không, cách duy nhất là chúng ta cần làm là xét nghiệm chỉ số đường huyết.

Đo chỉ số đường huyết là cách chính xác nhất để  xác định mức độ đường trong máu

Có 2 thời điểm đo lượng đường huyết cho kết quả chính xác nhất là trước khi ăn ít nhất 8 tiếng và sau khi ăn ít nhất 2 tiếng. Đường huyết cao thể hiện qua các chỉ số sau: 

  • Đường huyết đo được sau khi nhịn ăn 8 tiếng: > 130 mg/dL. 
  • Đường huyết sau khi ăn ít nhất 2 tiếng: > 200 mg/dl.
  • Chỉ số HbA1c > 5,7%.

Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ tăng đường huyết và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường nếu các chỉ số đều vượt ngưỡng dưới đây: 

  • Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày: > 200 mg/dL (> 11.1 mmol/L).
  • Đường huyết đo sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng: > 126 mg/dL (> 7 mmol/L).
  • Đường huyết đo sau bữa ăn 1.5 tiếng: > 162 mg/dL (> 9 mmol/L).
  • Đường huyết đo sau bữa ăn 2 tiếng: > 140 mg/dL (> 7.8 mmol/L).
  • HbA1c < 48 mmol/mol (> 6.5%).

Xem thêm: HbA1C như thế nào là an toàn?

Một số trường hợp có chỉ số đường huyết cao nhưng chưa chạm tới ngưỡng tiểu đường sẽ được xếp vào nhóm tiền tiểu đường. Nếu không nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn tiểu đường. 

Đường huyết cao ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Chỉ số đường huyết có sự biến động thường xuyên. Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng cao trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, chít hẹp các mạch máu nhỏ và tổn thương hệ thống thần kinh. 

Đường huyết cao có thể gây xơ vữa mạch máu và nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng khác có thể gặp phải bao gồm: 

  • Tổn thương tim, ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch, làm rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. 
  • Tổn thương thần kinh, tê bì hoặc mất cảm giác ở các đầu ngón tay, chân. Ngoài ra, các tổn thương thần kinh tự động còn liên quan tới hoạt động của hệ tiêu hóa, tiết niệu, có khả năng gây liệt ruột và các bất thường ở thực quản. 
  • Tổn thương thận, suy giảm chức năng thận, suy thận, viêm đường tiết niệu, …  
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng tại các vết thương hở, làm chậm quá trình lành thương. 
  • Tăng áp lực thẩm thấu gây hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Do đó, chúng ta nên kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng ổn định để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Dấu hiệu nhận biết đường trong máu tăng cao

Khi lượng đường trong máu cao, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng khác nhau:

  • Nhóm triệu chứng thần kinh: mệt mỏi, nhanh đói, đói cồn cào khó chịu, ăn nhiều hơn, dễ thay đổi tâm trạng, căng thẳng, dễ cáu gắt, khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Nhóm triệu chứng vật lý: vết thương hở lâu hồi phục, sụt cân nhanh chóng, ngứa ran, tê bì tay chân, xuất hiện những vết sạm bất thường ở sau gáy hoặc nách, …

Những triệu chứng tăng đường huyết này ở mỗi người có thể khác nhau hoặc một số người không xuất hiện triệu chứng cụ thể. 

Mệt mỏi, căng thẳng, sụt cân,… là những dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao

Do đó, khi nghi ngờ đường huyết tăng cao, người bệnh nên đo chỉ số đường huyết để có kết quả chính xác nhất. Khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn đường huyết cao có phải bị tiểu đường không. 

Làm thế nào để giữ đường huyết ở mức ổn định?

Người đang gặp tình trạng tăng chỉ số đường huyết có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp lọc đường trong máu sau đó thải ra ngoài qua nước tiểu. 
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ hoạt động của tim mạch. 
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây và các thực phẩm giảm đường huyết như mướp đắng, bơ, sữa chua, …
  • Giảm lượng đường và lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày. 
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc nhiều tinh bột. 
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe. 

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc đường huyết tăng cao nên đo chỉ số đường huyết thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục là cách hữu hiệu để phòng ngừa tiểu đường

Nhìn chung, đường huyết cao có phải bị tiểu đường không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người bệnh nên tới các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có kế hoạch điều trị kịp thời.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: