Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không?

Mục đích của các phương pháp điều trị tiểu đường là kiểm soát đường huyết ổn định ở mức an toàn để phòng ngừa các biến chứng bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến: Điều trị không dùng thuốc - với nhóm người bệnh tiền tiểu đường; Điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm insulin - với nhóm người bệnh tiểu đường, đường huyết cao. Vậy người bệnh tiểu đường đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không?

Tiêm insulin và thuốc uống khác nhau như thế nào?

Trước khi giải đáp vấn đề người bệnh tiểu đường đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của thuốc tiêm insulin và thuốc điều trị tiểu đường dạng uống. 

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống 

Thuốc điều trị tiểu đường dạng viên uống thường đường tuýp II, kèm theo hướng dẫn về dinh dưỡng và luyện tập để kiểm soát tốt được kê cho người bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Thông thường các nhóm thuốc được sử dụng để tác động vào một trong những cơ chế gây tăng đường huyết như: 

– Nhóm Metformin giúp làm giảm lượng đường do gan sản xuất, làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường; 

– Nhóm Sulfonylureas giúp kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin; 

– Nhóm thuốc ức chế SGLT2 giúp tái hấp thu Glucose tại ống thận, …

Mặc dù phần lớn các thuốc điều trị đều có tác dụng phụ, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt cho đa số người  bệnh với chi phí thấp và dễ sử dụng. 

Thuốc trị tiểu đường mang lại hiệu quả tốt, chi phí thấp và dễ sử dụng

Tuy nhiên, sau khi vào cơ thể, phần lớn thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận, về lâu dài cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Do đó, những người bệnh tiểu đường có biến chứng suy gan, suy thận thường được chỉ định tiêm insulin để thay thế. 

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Insulin 

Tiêm Insulin là chỉ định bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường tuýp I và bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng cũng có hiệu quả cao trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 khi việc sử dụng thuốc viên đã không còn mang lại hiệu quả.

Phương pháp tiêm insulin là chỉ định bắt buộc với người tiểu đường tuýp I, tiểu đường thai kỳ

Insulin được sử dụng dưới dạng tiêm và có nhiều loại khác nhau: Insulin tác dụng nhanh, Insulin tác dụng kéo dài, Insulin trộn…Căn cứ vào mức độ suy giảm Insulin, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin phù hợp. 

Thao tác tiêm insulin đòi hỏi sự chính xác nên người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về cách thức và liều lượng. Các vị trí tiêm cần phải được thay đổi thường xuyên để không bị loạn dưỡng mỡ dưới da.  

Đây cũng là phương pháp dễ gây hạ đường huyết đột ngột khi tiêm quá liều, chi phí điều trị khá cao. Do vậy, tốt nhất người bệnh nên kiểm soát tốt đường huyết để trì hoãn việc sử dụng Insulin trong điều trị.

Người bệnh tiểu đường type 2 khi nào cần tiêm insulin?

Để biết người bệnh tiểu đường đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không, trước hết hãy điểm qua những trường hợp cần tiêm insulin tạm thời: 

Người mới phát hiện tiểu đường

Tại thời điểm bệnh mới được chẩn đoán mắc tiểu đường, chỉ số đường huyết có thể tăng cao đột ngột. Khi đường huyết cao trên 22 mmol/l kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước nhiều thì người bệnh sẽ được tiêm insulin ngay. Việc tiêm insulin sẽ hạn chế các biến chứng cấp tính nguy hiểm như nhiễm toan ceton dẫn tới hôn mê. 

Người bệnh có thể được chỉ định tiêm insulin khi mới phát hiện bệnh

Khi đường huyết đã trở về ngưỡng an toàn (thường sau khoảng 2 tuần – tháng) thì người bệnh không cần tiêm insulin nữa và có thể dùng thuốc điều trị. 

Người bệnh tiểu đường mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Đường huyết cao sẽ khiến các bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận bể thận, … có diễn biến phức tạp và khó điều trị. Do đó, tiêm insulin sẽ là giải pháp hiệu quả để giảm nhanh đường huyết, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý nhiễm trùng kể trên. Khi các phản ứng viêm đã không còn, người bệnh có thể dừng tiêm insulin và quay trở lại dùng thuốc. 

Người bệnh tiểu đường cần phẫu thuật 

Việc tiêm insulin cũng được áp dụng trong trường hợp người bệnh tiểu đường cần phải thực hiện phẫu thuật. Mục đích là giảm đường huyết nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẫu thuật. Sau khi hồi phục, người bệnh có thể dừng tiêm insulin để tiếp tục dùng thuốc. 

Chỉ số HbA1C trên 8% sau 2 lần thử

Với trường hợp người bệnh có chỉ số HbA1C trên 8%, bác sĩ sẽ cho người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ điều trị khác và theo dõi hiệu quả sau 3 tháng. 

Nếu chỉ số HbA1C trên 8% sau 2 lần thử, người bệnh cũng có thể phải tiêm insulin

Nếu sau khoảng thời gian này, chỉ số  HbA1C của người bệnh vẫn cao trên 8% thì bác sĩ sẽ chuyển sang tiêm insulin thay cho dùng thuốc. 

Xem thêm: HbA1C như thế nào là an toàn?

Bệnh tiểu đường tuýp II đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không?

Từ một số trường hợp kể trên, có thể thấy rằng người bệnh tiểu đường tuýp II đã tiêm insulin rồi thì vẫn có thể chuyển qua dùng thuốc. Tuy nhiên, khả năng này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong đó, một số trường hợp có thể tiêm insulin tạm thời, sau đó quay lại dùng thuốc. Còn với các trường hợp người bệnh có biến chứng suy gan, suy thận thì bác sĩ buộc phải tiêm insulin để ngăn ngừa sự suy giảm chức năng gan thận. 

Thêm vào đó, cơ thể của mỗi người có một cơ chế đáp ứng thuốc khác nhau. Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc trong các trường hợp cấp tính (phẫu thuật, mang thai, …) thì việc tiêm insulin sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn.

Hiện nay, cả thuốc tiêm insulin và thuốc uống điều trị tiểu đường đều có nhiều loại để phù hợp với nhiều tình trạng của người bệnh. Để biết mình phù hợp với phương pháp điều trị nào, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin giải đáp vấn đề người bệnh tiểu đường đã tiêm insulin rồi thì có chuyển qua dùng thuốc được không. Hy vọng rằng qua bài viết này, người bệnh tiểu đường sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về 2 phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: