Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Bật mí 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường

Nếu duy trì được lối sống lành mạnh thì chúng ta hoàn toàn có thể “sống chung” với bệnh tiểu đường mà không cần lo sợ về các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí về 4 thay đổi lối sống - "áp đảo" và kiểm soát tiểu đường!

4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường

Điều quan trọng nhất đối với người bệnh tiểu đường chính là khả năng kiểm soát chỉ số đường huyết. Để đường huyết luôn ở mức ổn định và an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

Kiểm soát cân nặng 

Y học đã chứng minh, kiểm soát cân nặng có vai trò quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường. Khi phòng tránh được thừa cân béo phì cũng có nghĩa là chúng ta đã giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tăng huyết áp và tim mạch.

Kiểm soát cân nặng có vai trò quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể dựa vào chỉ số BMI để kiểm soát tốt cân nặng của mình. Công thức tính chỉ số BMI béo phì cho người châu Á theo đánh giá tiêu chuẩn của WHO được xác định như sau: BMI = Trọng lượng cơ thể /(chiều cao)²: Trong đó, nếu BMI < 18.5 có nghĩa là người bệnh quá gầy, BMI từ 18.5 tới 24.9 là lý tưởng và BMI từ 25 trở lên là tình trạng báo động về cân nặng. 

Người bệnh nên duy trì chỉ số BMI của cơ thể ở mức bình thường. Nếu có các dấu hiệu thừa cân, béo phì thì cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Trong quá trình giảm cân, người bệnh tiểu đường sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao về lượng đường trong máu, insulin trong máu và thuốc điều trị. 

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng góp phần làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, giảm căng thẳng cho khớp hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần. 

Có thể bạn quan tâm: Cách giảm cân cho người tiểu đường tuýp 2

Quản lý căng thẳng

Quản lý căng thẳng là 1 trong 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường. Stress không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và adrenaline – 2 hormone đối kháng insulin, làm giảm tác dụng của kiểm soát đường huyết của insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên. Căng thẳng cũng khiến một số người có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và mất kiểm soát khiến các chỉ số đường huyết không được duy trì ổn định. 

Loải bỏ stress là 1 trong 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường

Để kiểm soát căng thẳng thì cần phải có sự hợp tác của người bệnh và những người thân trong gia đình. Những cách có thể áp dụng bao gồm: 

– Động viên, an ủi người bệnh để vượt qua nỗi lo khi bị tiểu đường, không đổ lỗi, quy tội cho người bệnh vì chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh. 

– Đưa người bệnh tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn rõ ràng về phác đồ điều trị và diễn biến của bệnh, không để người bệnh hoang mang lo lắng. 

– Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu người bệnh có dấu hiệu trầm cảm hoặc căng thẳng quá độ. 

– Người bệnh nên thường xuyên vận động, không ngồi hoặc nằm nhiều. 

Nếu thực hiện tốt những điều trên, sức khỏe tinh thần của người bệnh sẽ được cải thiện, từ đó tăng hiệu quả điều trị. 

Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng thuộc phạm vi 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường.Với người bệnh tiểu đường, cường độ tập luyện có thể chia thành các mức độ như sau:

– Vận động cường độ vừa: đi bộ nhanh, bơi lội, tập yoga, … ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu muốn giảm cân thì nên tập duy trì trong khoảng 60-90 phút mỗi ngày. Nếu người bệnh thở hổn hển trong lúc tập thì có thể đã vận động quá sức, cần giảm bớt cường độ.

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe

– Vận động cường độ mạnh: chạy bộ vừa, chạy nhanh, tập thể dục nhịp điệu, làm vườn … mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 20 phút. 

– Luyện tập thể lực đối kháng: kết hợp cả vận động mức độ vừa và mạnh, với tần suất 2 – 3 buổi/tuần, thực hiện 8-10 vận động khác nhau cho tất cả nhóm cơ bắp chính. 

– Các bài tập vận động nặng: tập tạ, chống đẩy, tập theo máy, … Người bệnh nên dừng tập khi thấy xuất hiện biểu hiện đau, căng ở ngực, tay, bụng, cổ, hoặc cảm thấy khó chịu. 

Nếu xuất hiện tình trạng hụt hơi, xây xẩm, choáng váng hay có những triệu chứng bất thường khác kéo dài khoảng 10 phút, bạn hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế khẩn cấp. 

Nếu xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, hãy ngừng việc tập luyện và ăn nhẹ bằng bánh mì sandwich, uống sữa/nước đường hoặc ăn bánh quy. 

Có thể bạn quan tâm: Giải mã hiện tượng đường huyết tăng sau khi tập thể dục và cách khắc phục hiệu quả

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường 

Lựa chọn thực phẩm cũng là điều quan trọng để giúp người bệnh kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết. Cụ thể: 

– Những thực phẩm nên lựa chọn: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, cá béo, thịt nạc, thịt gia cầm, nấm, … 

– Thực phẩm nên hạn chế: tinh bột, đường, bánh ngọt, kẹo, thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm muối chua, … 

Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý tới hàm lượng dinh dưỡng và liều lượng của mỗi thực phẩm được nạp vào cơ thể. Thực phẩm dù tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. 

Có thể bạn quan tâm: Người bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý điều gì?

Bên cạnh việc áp dụng 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường kể trên, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý: 

– Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, không tự ý tăng hoặc giảm liều, không tự ý ngưng thuốc. 

– Có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên như khổ qua rừng, dây thìa canh, … 

– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể. 

 Người bệnh tiểu đường cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc

Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ cũng nên được duy trì để có thể phát hiện và khắc phục những vấn đề bất thường của cơ thể. 

Nếu áp dụng 4 thay đổi lối sống – “áp đảo” và kiểm soát tiểu đường kể trên cùng với việc sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ không gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và người bệnh cũng sẽ có sức khỏe tốt hơn! 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: