Mục lục
Ngô và giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe
Trước khi giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn được ngô không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích của ngô với sức khỏe. Trong hạt ngô chứa nhiều hợp chất phenolic và flavonoid có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, trong đó có bệnh tiểu đường. Ngô còn là thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Cụ thể, trong khoảng 100g ngô luộc chín bao gồm chất xơ, vitamin nhóm A, B, C, kali, magie, kẽm, sắt, protein và đường. Trong đó đường chiếm 8g.
Người bệnh tiểu đường ăn được ngô không?
Một điều đặc biệt là trong bắp ngô chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư, ví dụ như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng, …
Người bị tiểu đường ăn được ngô không?
Chính vì ngô có chứa một lượng đường nhất định nên nhiều người đặt ra câu hỏi rằng người bị tiểu đường có ăn được ngô không.
Trên thực tế, những người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được ng bởi những lý do như sau:
– Ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp kiểm soát những triệu chứng khó chịu của bệnh tiểu đường;
– Chỉ số GI (chỉ số đường huyết) của 1 bắp ngô đã được luộc chín là khoảng 52 – thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, không gây tăng đường huyết sau khi ăn thấp nếu ăn với lượng vừa phải;
Ngô thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, người bị tiểu đường có thể ăn
– Hàm lượng muối và chất béo trong bắp ngô khá thấp nên phù hợp với chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường;
– Trong bắp ngô chứa nhiều folate và carotenoid, zeaxanthin và lutein tốt cho mắt. Những thành phần này cũng có thể hạn chế biến chứng bị đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng ở người bệnh tiểu đường.
Mặc dù vậy, ngô vẫn là thực phẩm giàu tinh bột nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ngô với một hàm lượng vừa phải.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không?Những điều cần lưu ý!
- Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà được không? 1 tuần nên ăn bao nhiêu quả?
- Người bệnh tiểu đường ăn tôm được không? Ăn tôm có làm tăng đường huyết không?
Một số lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ngô
Vấn đề tiểu đường ăn được ngô không cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách ăn ngô của người bệnh. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý những điều sau đây khi ăn ngô:
– Mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 3 bắp ngô luộc, nên sử dụng trong bữa sáng. Mỗi lần ăn nửa bắp. Hoặc nếu ăn cả bắp thì không nên ăn thêm gì sau đó.
– Nếu ăn ngô, hãy sử dụng ngô làm thức ăn cho bữa chính, không dùng làm món ăn vặt hoặc bữa phụ.
Nên ăn ngô luộc và sử dụng ngô làm thực phẩm cho bữa chính
– Thay vì ăn mỗi ngô thì người bị tiểu đường nên kết hợp ăn thêm những loại ngũ cốc nguyên hạt khác, tăng cường các sản phẩm ít béo và rau củ quả để chế độ ăn thêm đa dạng hơn.
– Ưu tiên ăn ngô nguyên hạt và ngô luộc, không nên ăn những sản phẩm như bỏng ngô hoặc chế biến sẵn làm từ ngô với nhiều bơ, đường và hương liệu.
Nếu ăn đúng cách, ngô cũng sẽ là một thực phẩm có lợi với người bệnh tiểu đường và giúp thực đơn của người bệnh phong phú hơn.
Bà bầu bị tiểu đường ăn được ngô không?
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng là đối tượng cần lưu ý nhiều điều khi ăn ngô. Hàm lượng folate đáng kể trong ngô có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi cũng như giảm khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu.
Ngô còn giàu chất xơ không hòa tan, tinh bột dễ tiêu hóa và hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho ruột già. Bổ sung ngô trong chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ bầu hạn chế bị táo bón trong khi mang thai.
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn ngô nhưng không nên ăn quá nhiều
Tuy nhiên, ngô cũng chứa đường và tinh bột, có thể làm tăng đường huyết sau ăn nếu như ăn với lượng quá nhiều. Vì thế, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý những điều sau đây:
– Ăn lượng vừa đủ, tốt nhất nên ăn ngô cùng với những loại thực phẩm giàu protein hoặc thực phẩm có chỉ số GI thấp (các loại đậu, trái cây…) để giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn.
– Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng ½ bắp ngô, nên ăn ngô luộc, không ăn ngô được chế biến với đường, bơ hoặc dầu mỡ.
– Kiểm tra lượng đường huyết sau ăn để có những điều chỉnh phù hợp trong những lần tiếp theo.
Có thể thấy rằng, việc người bệnh tiểu đường ăn được ngô không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó người bệnh cần lưu ý ăn ngô với lượng vừa phải và nên kiểm tra đường huyết sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết trong máu.