Mục lục
Lợi ích của việc ăn tôm đối với người bệnh tiểu đường
Hải sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm protein, chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất quan trọng. Đây là những vi chất quan trọng trong việc tăng trưởng và duy trì hoạt động của các mô. Vì thế, hải sản là thực phẩm luôn được khuyên sử dụng trong các bữa ăn để tăng cường sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường ăn tôm được không?
Với người bệnh tiểu đường, tôm mang lại những lợi ích sau:
– Cung cấp omega-3 tự nhiên, giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng về tim mạch, huyết áp ở người bệnh tiểu đường.
– Hàm lượng carbohydrate thấp, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
– Cung cấp protein cho cơ thể hoạt động, protein từ tôm giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate, nhờ đó hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.
Tuy nhiên, tôm lại chứa lượng cholesterol tương đối cao so với các loại hải sản khác. Vì lẽ đó nên có nhiều người e ngại và đặt ra câu hỏi người bị tiểu đường ăn tôm được không.
Người mắc bệnh tiểu đường ăn tôm được không?
Về vấn đề người mắc tiểu đường ăn tôm được không, các chuyên gia y tế cho biết, tôm vẫn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn tôm với lượng vừa phải
Người bệnh tiểu đường nên ăn tôm với lượng vừa phải và chế biến đúng cách để không làm tăng đường huyết sau bữa ăn. Nếu thực đơn của người bệnh quá ít chất béo, có thể dùng tôm để bổ sung lượng calo cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường có thể thử món tôm xào gừng cay nồng để khai vị, vừa kích thích vị giác, vừa giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Món ăn này chỉ chứa 44 calo cho mỗi khẩu phần, rất thích hợp dùng cho người bệnh tiểu đường.
Mặc dù người tiểu đường có thể thêm tôm vào thực đơn của mình nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Dù sao thì tôm vẫn chứa một lượng cholesterol nhất định. Nếu ăn quá nhiều tôm có thể dẫn tới tăng cholesterol, ảnh hưởng xấu tới tim mạch và huyết áp.
Có thể bạn quan tâm:
- Người tiểu đường có ăn nho được không? Ăn nho như thế nào để đường huyết không tăng?
- Người bệnh tiểu đường ăn vải được không? Nên ăn bao nhiêu quả một ngày?
- Gợi ý các món canh tốt cho người tiểu đường và cách chế biến
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn tôm?
Mỗi người bệnh đều có thể trạng sức khỏe và diễn biến của bệnh khác nhau, những yếu tố này cũng góp phần quyết định vấn đề người tiểu đường ăn tôm được không. Vì thế, người mắc tiểu đường nên lưu ý một số điều sau:
– Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều tôm.
– Tôm rất giàu chất đạm và dưỡng chất, nên ăn tôm vào buổi sáng hoặc trưa để không làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa.
– Tôm hấp sẽ giữ được tối đa dưỡng chất, hạn chế ăn tôm chiên để không làm tăng lượng chất béo.
Nên ăn tôm hấp và hạn chế các nhiều dầu mỡ
– Không nên ăn các món sống như gỏi tôm sống để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.
– Không nên ăn tôm cùng các thực phẩm giàu vitamin C, đậu nành hoặc táo đỏ để tránh bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm.
– Nên lựa chọn tôm tươi, không ăn các loại tôm đông lạnh hoặc tôm đã ươn, rụng đầu. Hải sản khi chết sẽ sinh ra một số chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
– Nên chọn mua tôm tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
Các món ngon từ tôm có thể bổ sung vào thực đơn của người bệnh tiểu đường là tôm hấp, soup tôm, cháo tôm, gỏi cuốn tôm thịt, …
Khi nào người bệnh tiểu đường không nên ăn tôm?
Người bị tiểu đường kèm theo bị gout nên hạn chế ăn tôm hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác. Tôm, hải sản, thịt đỏ chứa nhiều nhân purin nên có thể làm tăng axit uric máu và kích hoạt các cơn đau gout cấp.
Người mắc tiểu đường và bệnh gout nên hạn chế ăn nhiều tôm
Người mắc tiểu đường thai kỳ cũng có thể ăn tôm và hải sản những chỉ nên ăn một lương nhỏ. Lưu ý, nên lựa chọn cá trắng thay cho thịt cá đỏ. Cá hồi và các loại cá da trơn khác có hàm lượng thủy ngân thấp nên cũng có thể sử dụng cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Việc người bệnh tiểu đường ăn tôm được không sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nhưng nhìn chung, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được tôm với lượng vừa phải.