Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai?

Ăn nhiều tinh bột sẽ làm tăng đường huyết và ảnh hưởng không tốt tới người bệnh tiểu đường. Do vậy, có nhiều người chọn cách loại bỏ hoàn toàn tinh bột, nhịn cơm. Vậy nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai? 

Nguyên nhân gây tăng đường huyết

Trước khi giải đáp thắc mắc nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây tăng đường huyết.

Đường rất cần thiết và là nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể con người hoạt động. Đường được cung cấp chủ yếu từ các nguồn thực phẩm như tinh bột, trái cây, đường tinh luyện, … Ngoài ra, đường cũng được sản xuất từ các nguồn chất béo, đạm và từ việc chuyển hóa glycogen ở gan và cơ vân. Trong đó, hormone duy nhất trong cơ thể giúp cho tế bào có thể sử dụng được đường đó là insulin của tế bào beta tuyến tụy.

Đường huyết có thể tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh tiểu đường xảy ra do bệnh nhân thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối hormon insulin. Từ đó, đường không được đưa vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho cơ thể, không chuyển thành glycogen dự trữ tại gan và cơ vân, dẫn đến đường huyết tăng.

Như vậy, đường huyết tăng cao chủ yếu là do cơ thể không sử dụng được đường chứ không phải hoàn toàn là do thừa đường hoặc ăn quá nhiều tinh bột.

Có thể bạn quan tâm: 

Nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai?

Nhịn ăn cơm để giảm đường huyết là quan niệm cũng như hành vi sai lầm của người bệnh tiểu đường. Lý do là bởi cơ thể luôn cần đường để cung cấp năng lượng, trong đó có những cơ quan quan trọng chỉ dùng đường để chuyển hóa là não và hồng cầu. Nếu nhịn cơm hoặc lại bỏ hoàn toàn tinh bột thì các cơ quan trong cơ thể sẽ mất đi nguồn cung cấp năng lượng để hoạt động.  

Nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai?

Bên cạnh đó, lượng đường tăng lên trong máu khi ăn thực phẩm chứa đường phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng thực phẩm ăn vào, các loại thực phẩm ăn kèm hoặc khả năng hấp thu của từng người. 

Đối với một số người bệnh tiểu đường tuýp 2, chỉ cần ăn uống phù hợp và luyện tập đúng cách sẽ kiểm soát được đường huyết cũng ổn định chứ không cần nhịn cơm hoàn toàn. 

Hậu quả của việc nhịn cơm hoặc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột 

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần là đưa trị số đường huyết về bình thường (bằng cách nhịn ăn) mà còn phải giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được đường để có năng lượng hoạt động.

Cắt bỏ hoàn toàn tinh bột khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động 

Do đó, nếu nhịn ăn hoặc hoàn toàn không ăn đường, chỉ ăn chất đạm sẽ dẫn đến thiếu đường cho quá trình chuyển hóa quan trọng các chất đường, đạm… thành các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu kéo dài tình trạng này, cơ thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, hạ đường huyết, suy giảm hoạt động trí tuệ, thể chất…

Các phương pháp giúp ổn định đường huyết

Sau khi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai, hãy cùng thực hiện một số phương pháp để ổn định đường huyết mà không cần phải nhịn cơm:

– Nên ăn ổn định số lượng glucid (chất bột đường) trong các bữa ăn phù hợp với mình, biết thay thế thức ăn giàu tinh bột.

– Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%), cần phối hợp các thực phẩm có nhiều chất xơ. Các thực phẩm có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen, rau, củ,… mỗi ngày ăn từ 300g – 500g rau.

– Tránh những bữa ăn lớn, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nếu đường huyết kiểm soát không tốt, nên ăn ba bữa chính và có thêm ít nhất một bữa phụ.

– Giữ đúng giờ ăn theo lịch. Không bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm hoặc cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn, nên thay thế bằng thức ăn phù hợp.

Người bị tiểu đường nên ăn các thực phẩm phù hợp để kiểm soát đường huyết

– Tránh ăn, uống các thực phẩm nhiều đường, đường hấp thu nhanh như đường kính, đường mật, mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo, socola, nước ngọt đóng chai.

– Ăn hạn chế các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều mỡ, cholesterol (thịt mỡ, mỡ, bơ, phủ tạng động vật…). Nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe như đậu phụ, vừng lạc, cá, …

– Cố gắng ăn giảm lượng muối, gia vị chứa muối đến mức có thể chấp nhận, đặc biệt khi bị tăng huyết áp, suy thận.

– Cố gắng hạn chế sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia.

– Nên duy trì cân nặng hợp lý.

– Nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “nhịn cơm để giảm đường huyết đúng hay sai” của một số người bệnh tiểu đường. Có thể thấy, nhịn cơm hoặc kiêng hoàn toàn tinh bột là một quan niệm sai lầm của nhiều người bệnh. Chúng ta cần phải ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: