Mục lục
Những lợi ích của việc tập thể dục với bệnh tiểu đường
Trước khi giải đáp thắc mắc “người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích của việc tập thể dục với bệnh tiểu đường.
Để “sống chung: với bệnh tiểu đường, người bệnh cần kết hợp cả 3 yếu tố sử dụng thuốc – dinh dưỡng – luyện tập. Trong đó, luyện tập mang tới những lợi ích sau:
– Hạ đường huyết
Khi vận động, các tế bào cơ sẽ co lại để có thể hấp thụ glucose ngay cả khi không có insulin. Việc luyện tập thường xuyên cũng làm tăng độ nhạy insulin, giúp các tế bào sử dụng insulin để hấp thụ glucose trong máu tốt hơn để làm giảm lượng đường trong máu. Tác dụng hạ đường huyết duy trì trong khoảng 24 giờ sau khi tập luyện.
Tập thể dục giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe
– Tăng cường tuần hoàn máu
Tim mạch là một trong những bệnh luôn “song hành” với tiểu đường, khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm nhanh và tăng nguy cơ tử vong. Việc luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp ở người bệnh tiểu đường.
– Duy trì cân nặng lý tưởng
Luyện tập thể thao còn giúp người bệnh duy trì cân nặng lý tưởng, giảm lượng mỡ thừa để hạn chế tình trạng kháng insulin.
Người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu
Có thể thấy, luyện tập thể thao mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, để đảm bảo hiệu quả của việc luyện tập, người bệnh tiểu đường nên đảm bảo một số tiêu chí sau đây:
Luyện tập cho tới khi đổ mồ hôi
Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu. Khi cơ thể đổ mồ hôi có nghĩa là các chất béo đã được đốt cháy thành nhiệt và bài tiết qua tuyến mồ hôi.
Người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu?
Mồ hôi tiết ra từ quá trình luyện tập có tác dụng làm sạch cơ thể và loại bỏ các tế bào chết. Quá trình đổ mồ hôi cũng góp phần cải thiện tuần hoàn máu nhờ sự giãn nở của các mao mạch, loại bỏ độc tố ra khỏi máu và loại bỏ các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể.
Thêm nữa, khi ra mồ hôi nhiều, người bệnh sẽ bổ sung thêm nước cho cơ thể để bù lại lượng nước vừa mất đi. Điều này giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận và hạn chế các biến chứng tiểu đường liên quan tới thận.
Có thể bạn quan tâm:
- Yoga trị liệu bệnh tiểu đường và 6 bài tập đơn giản, hiệu quả tại nhà
- Luyện tập đúng cách trong mùa hè cho người tiểu đường
- Giải mã hiện tượng đường huyết tăng sau khi tập thể dục và cách khắc phục hiệu quả
Đảm bảo tần suất vận động
Tần suất vận động của người bệnh cũng cần đạt được tối thiểu các tiêu chuẩn sau đây:
– Mỗi tuần, người bệnh cần phải hoạt động ít nhất 180 phút với các cường độ luyện tập từ trung bình tới mạnh như đi bộ, tập aerobic hoặc chạy bộ, bơi lội.
– Mỗi tuần nên dành từ 2 tới 3 buổi để tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nên thực hiện 8 – 10 động tác vận động khác nhau cho tất cả nhóm cơ bắp chính. Mỗi động tác thực hiện 2 lần, mỗi lần 8 – 12 nhịp.
Người bệnh tiểu đường nên luyện tập thường xuyên, ít nhất là 5 buổi/tuần
– Không nên ngưng luyện tập quá hai ngày liên tiếp.
– Không nên ngồi lâu liên tục quá 30 phút/lần trong ngày.
Thêm vào đó, người bệnh cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và thể lực, không nên cố tập các bài tập nặng vì có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Lượng đường huyết không biến động nhiều sau khi vận động
Khi luyện tập, người bệnh nên chú ý tới hơi thở, nhịp tim và lượng mồ hôi tiết ra. Nếu người bệnh thở hổn hển, mồ hôi tiết ra nhiều, tim đập nhanh và không thể nói chuyện bình thường trong lúc tập thì có thể đã vận động quá sức, cần giảm bớt cường độ.
Người bệnh cũng cần kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi vận động. Nếu đường huyết giảm nhanh, giảm nhiều sau khi luyện tập thì nên giảm bớt cường độ.
Gợi ý các bài tập phù hợp với người bệnh tiểu đường
Có thể thấy, việc người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu cũng phụ thuộc vào cường độ luyện tập. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau đây để áp dụng:
– Cường độ vừa: có thể lựa chọn những môn thể thao như bơi lội hoặc đi bộ nhanh với tần suất khoảng 2 – 3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi tập ít nhất 30 phút. Nếu muốn giảm cân và giảm lượng mỡ thừa nhiều hơn, người bệnh có thể luyện tập từ 60 – 90 phút mỗi ngày.
Các tư thế yoga rất tốt cho người bệnh tiểu đường
– Cường độ mạnh: các hoạt động có thể lựa chọn là chạy bền, chạy bộ nhanh, tập thể dục nhịp điệu, hoặc đạp xe đạp … 3 buổi/tuần, mỗi buổi 20 phút.
– Luyện tập thể lực đối kháng: mỗi tuần nên dành ra 2 – 3 buổi luyện tập kết hợp vận động mức độ vừa và mạnh. Người bệnh cũng có thể lựa chọn các bài tập như tập tạ, chống đẩy, hít xà đơn, …
Người bệnh cũng cần phải đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập, nên mang theo kẹo ngọt hoặc một vài viên đường để dùng trong trường hợp bị hạ đường huyết. Nếu cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào, cần ngưng luyện tập một cách từ từ để xử lý.
Nhìn chung, người bị tiểu đường tập luyện như nào là đạt yêu cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh có thể tham khảo những thông tin trên để đảm bảo hiệu quả trong quá trình luyện tập.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!