Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bị tiểu đường ăn mít được không? Ăn mít nhiều có bị tiểu đường không?

Mít là trái cây được nhiều người yêu thích do có hương vị thơm ngon, đặc biệt là vị ngọt tự nhiên rất hấp dẫn. Vậy người bị tiểu đường ăn mít được không? Ăn mít như thế nào để đường huyết không tăng cao?

Chỉ số đường huyết của mít là bao nhiêu?

Để biết người bị tiểu đường ăn mít được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số đường huyết của mít. Mít có chỉ số đường huyết nằm trong khoảng 50 – 60, không chứa quá nhiều đường nên không phải là thực phẩm làm tăng đường huyết đột ngột. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Trong 150g mít cung cấp 143 calo, bao gồm chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột, vitamin B6, vitamin C và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. 

Người bị tiểu đường ăn mít được không?

Chất xơ có trong mít giúp chúng ta có cảm giác no lâu, giảm cơn thèm ăn nên phù hợp với những người bị tiểu đường đang cần giảm cân. Chất chống oxy hóa có trong mít cũng góp phần làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mít không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số chứng viêm nhiễm mãn tính. Sở dĩ có một số người băn khoăn rằng “tiểu đường ăn mít được không” là do mít có vị ngọt sắc, dễ khiến cho người bệnh tiểu đường e ngại về nguy cơ tăng đường huyết sau khi ăn. 

Người bị tiểu đường có ăn mít được không?

Khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh tiểu đường nên chú ý tới chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của loại thực phẩm đó, cụ thể như sau: 

  • GI < 55 là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • GI từ 56 tới 59 là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình. 
  • GI từ 70 tới 100 là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. 
  • GL < 10 là thực phẩm có tải lượng đường huyết thấp.
  • GL từ 11 tới 19 là thực phẩm có tải lượng đường huyết trung bình. 
  • GL từ 20 trở lên là thực phẩm có tải lượng đường huyết cao.

Mít có chỉ số đường huyết trung bình nên người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được

Mít có GI nằm trong khoảng 50 – 60 và GL từ 13 tới 18 nên thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết ở mức trung bình. Nếu không biết bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì thì mít sẽ là một sự lựa chọn hợp lý nếu chúng ta ăn ở mức vừa phải. 

Thành phần chủ yếu của mít là carbohydrate ở dạng đường tự nhiên. Việc ăn quá nhiều mít trong cùng một thời điểm có thể là nguyên nhân tăng đường huyết nhẹ. Do đó, việc người bệnh tiểu đường ăn mít được không cũng phụ thuộc vào lượng mít mà người bệnh tiêu thụ. 

Người bị tiểu đường có ăn được hạt mít không?

Ngoài vấn đề bị tiểu đường ăn mít được không, có nhiều người cũng thắc mắc rằng người tiểu đường có ăn được hạt mít không. Câu trả lời là có, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn được hạt mít mà không cần lo lắng tới các vấn đề về đường huyết hoặc sức khỏe. 

Người tiểu đường có ăn được hạt mít không?

Thành phần protein từ hạt mít cao hơn so với đậu nành và đậu xanh. Nguồn protein này không chứa cholesterol, tốt cho tim mạch và huyết áp. Thêm vào đó, hạt mít còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi giúp thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu khỏe mạnh, phù hợp với người bị thiếu máu hoặc suy nhược cơ thể. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn mít như thế nào?

Đối với bệnh nhân tiểu đường nói riêng và người bình thường nói chung, mít là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần chú ý là tránh ăn nhiều. Dưới đây là cách người bị tiểu đường ăn mít không ảnh hưởng đến đường huyết mà bạn có thể tham khảo:

– Không nên ăn mít ngay sau khi ăn các bữa chính để tránh tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. 

– Những người có chỉ số đường huyết cao hoặc đang mắc bệnh tiểu đường nên ăn mít với lượng vừa phải, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 75g. 

– Hạn chế ăn các loại mít có chứa hàm lượng đường cao như mít mật hoặc mít tố nữ, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 múi để không bị tăng đường huyết. 

– Người bị tiểu đường biến chứng sang suy thận nên tránh ăn mít vì mít có chứa nhiều kali, ăn nhiều mít có thể gây tăng kali máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

– Người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 múi mít mỗi ngày để tránh bị đầy bụng hoặc khó tiêu. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn mít ở lượng vừa phải và ăn đúng cách

Bài viết trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn mít được không và một số thông tin liên quan. Hy vọng rằng qua bài viết này, những người bị bệnh tiểu đường sẽ có thêm một số thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: