Mục lục
Giải đáp: Người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?
Hủ tiếu là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Nam, là đồ ăn dạng sợi được nhiều người sử dụng làm bữa sáng hoặc bữa chính. Do được làm chủ yếu từ tinh bột nên nhiều người thắc mắc rằng: Người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Đặc biệt, nhiều người bệnh tiểu đường đang thực hiện biện pháp điều trị bằng cách hạn chế, cắt giảm lượng tinh bột, và có xu hướng ăn bún, phở, hủ tiếu thay cơm. Liệu điều này có đúng không?
Theo các chuyên gia, hủ tiếu chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Một tô hủ tiếu chứa 361 kcal, 47.8 glucid/carbohydrate, 14.4 protein, 12.5 chất béo, 1.23 chất xơ. Với hàm lượng dinh dưỡng như trên thì hủ tiếu hoàn toàn không tốt với người bệnh tiểu đường.
Hủ tiếu là món ăn sáng ưa thích của nhiều người
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn hủ tiếu trong thực đơn của mình. Bởi việc ăn hủ tiếu có ảnh hưởng đến đường huyết hay không còn tùy thuộc vào cách ăn, hàm lượng, sở thích, số lượng thực phẩm cho thêm vào trong hủ tiếu nhiều hay ít, ít calo hay nhiều calo.
Nhìn chung, bản chất của hủ tiếu vẫn là làm từ bột gạo và có chứa nhiều tinh bột nên người bệnh tiểu đường không nên sử dụng món ăn này quá nhiều. Chỉ ăn ở mức độ vừa phải và cần chú ý đến cách ăn để kiểm soát tình hình bệnh.
Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi ăn hủ tiếu
Theo phân tích ở trên, để trả lời cho câu hỏi: Người tiểu đường ăn hủ tiếu được không? thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, để tránh tăng đường huyết khi ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh nên uống một cốc nước ấm trước khi ăn để làm đầy dạ dày, khiến cơ thể không cảm thấy quá đói và ăn vừa đủ lượng thức ăn cần thiết.
- Nên ăn hủ tiếu với nhiều loại rau ăn kèm như: rau xà lách, dọc mùng, giá đỗ,… để bổ sung chất xơ, giúp hạn chế hấp thu đường và tăng khả năng chuyển hóa thức ăn của cơ thể.
- Người bệnh nên giảm lượng hủ tiếu so với khẩu phần thông thường
- Khi ăn hủ tiếu, người bệnh tiểu đường cần điều chỉnh hàm lượng sao cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của mình. Mỗi lần chỉ nên ăn một bát nhỏ và mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, tuyệt đối không được lạm dụng hủ tiếu.
- Người bệnh nên đo lượng đường trong máu trước và sau khi ăn hủ tiếu để xem lượng đường huyết có bị tăng nhiều hay không. Nếu tăng nhiều thì cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không?
- Lựa chọn thực phẩm giảm đường huyết theo từng bữa ăn
- Cẩm nang thực phẩm cho người tiểu đường dùng quanh năm
Bệnh tiểu đường ăn bún, miến được không?
Bên cạnh hủ tiếu, bún và miến cũng là 2 loại thực phẩm dạng sợi được làm từ tinh bột mà nhiều người yêu thích. Vậy người tiểu đường có ăn được bún, miến không?
1. Người tiểu đường ăn miến được không?
Có rất nhiều loại miến như miến gạo, miến dong, miến đậu xanh,… Đây là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của người Việt với nhiều cách chế biến khác nhau. Trong thành phần của miến có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo thấp nên thường được dùng trong thực đơn giảm cân.
Việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường cũng được xem là cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường lại không nên sử dụng miến. Bởi theo nghiên cứu, miến thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI=95), hàm lượng đường trong miến cũng cao hơn cả gạo trắng. Người bệnh sau khi ăn miến khoảng 2 giờ có thể tăng lượng đường huyết trong máu lên đến 95%.
Miến là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế sử dụng
Nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra thường xuyên, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như mù lòa, đột quỵ, suy thận, liệt tứ chi, thậm chí là tử vong. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nếu sử dụng thì chỉ nên ăn một cách chừng mực và có sự kiểm soát của bác sĩ.
2. Người tiểu đường ăn bún được không?
Ngược lại, với những món ăn dạng sợi như hủ tiếu, miến kể trên, thì bún được khuyến khích nên sử dụng đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Theo nghiên cứu tìm ra các món ăn sáng phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,… thì các bác sĩ tại Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận rằng những món ăn làm từ gạo như bún tươi, bánh cuốn là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Bún là loại thực phẩm phù hợp với người tiểu đường
Do vậy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường hay thừa cân, béo phì, cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng được nhóm thực phẩm này. Ngược lại, những món ăn sáng quen thuộc như bánh mì, bánh ngọt, xôi, sữa,… lại có chỉ số đường huyết khá cao, không thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề: Người tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Hi vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!