Mục lục
Lợi ích sức khỏe của chuối sáp
Chuối sáp là loại chuối nhỏ, quả mập, khi chín ngả màu vàng óng. Loại quả này thích hợp trồng ở nhiều vùng tại miền Nam nước ta, song, phổ biến nhất là ở Bến Tre. Chuối sáp ở đây có hương vị đặc biệt thơm ngon, khác biệt so với các vùng khác.
Chuối sáp không thể ăn trực tiếp như các loại chuối khác mà phải luộc hoặc chế biến trước khi ăn. Ăn chuối sáp có vị giòn sần sật, ngọt thanh, mùi thơm lừng… Giữa ruột chuối sáp có một rãnh nhỏ mật có vị thơm ngọt đậm đà. Loại quả này có nhiều cách chế biến ngon như chuối sáp luộc, chuối sáp nướng, chuối sáp nấu nước cốt dừa, chuối sáp rán tẩm gia vị, chè chuối, chuối sáp nấu thịt ba chỉ…
Chuối sáp là một đặc sản tại Bến Tre
Trước khi trả lời câu hỏi: Người tiểu đường ăn chuối sáp luộc được không? Chúng ta cùng tìm hiểu những tác dụng của chuối sáp đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu, trong chuối sáp chứa nhiều vitamin, chất xơ, calo và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe. Một số những công dụng của chuối sáp phải kể đến như:
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Chuối sáp chứa hàm lượng sắt lớn có tác dụng hỗ trợ hình thành hemoglobin, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
- Giúp điều chỉnh huyết áp: Hàm lượng kali trong chuối sáp giúp duy trì ổn định huyết áp và ngăn ngừa tình trạng chuột rút.
- Ngăn ngừa ung thư: Theo nghiên cứu, chuối sáp có nhiều hợp chất hóa học có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Giúp giảm căng thẳng: Chuối sáp giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống cũng như công việc, bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ và các khoáng chất dồi dào trong chuối sáp giúp cải thiện các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ợ hơi… Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong chuối sáp còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón và tốt cho đại tràng.
Có thể bạn quan tâm:
- Đường huyết cao nên ăn gì? Gợi ý 9 loại thực phẩm nên duy trì hàng ngày
- Người bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết?
- Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Vậy tiểu đường ăn chuối sáp luộc được không?
Luộc là cách chế biến thông dụng nhất của chuối sáp. Theo nghiên cứu, chuối sáp luộc cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, protein, nước, đường, carbohydrate,… Trong một quả chuối sáp chứa 75kcal, tuy nhiên nếu được luộc chín thì nó chỉ chứa khoảng 65 kcal.
Chuối sáp luộc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Những dưỡng chất trong chuối sáp luộc đem lại có tác động tích cực đến đường huyết như:
- Hàm lượng chất xơ dồi dào trong chuối sáp luộc có khả năng thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả, giúp làm sạch và loại bỏ các tạp chất khỏi cơ thể. Ngoài ra, chuối sáp luộc còn giúp giảm hấp thu đường vào trong máu, tránh đường huyết tăng đột ngột.
- Kali trong chuối sáp luộc giúp dây thần kinh hoạt động tốt hơn, đồng thời làm sạch máu, giúp cử động cơ.
- Thành phần pectin có trong chuối sáp bám vào thành dạ dày khi được tiêu hóa, từ đó tạo ra lớp bảo vệ có khả năng chống lại sự tấn công của các loại axit và vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
- Lượng đường trong chuối sáp là đường tự nhiên, không giống như đường tinh luyện có trong bánh kẹo, vì vậy người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được chuối sáp. Đặc biệt, khi được nấu chín, chuối sáp có khả năng làm giảm sự hấp thụ glucose của tế bào, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những lưu ý khi ăn chuối sáp luộc
Theo những chia sẻ ở trên, câu hỏi “Người bệnh tiểu đường ăn chuối sáp được không?” thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý độ chín và lượng chuối sáp tiêu thụ mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.
- Ăn nhiều chuối sáp luộc có thể khiến người bệnh bị táo bón; lượng đường huyết tăng cao. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn 1 quả chuối sáp luộc/ ngày và không ăn quá 3 lần 1 tuần.
- Trong chuối sáp luộc có lượng kali khá cao, người bệnh tiểu đường ăn nhiều có thể khiến dư thừa kali trong cơ thể, gây rối loạn nhịp tim và các biến chứng khác.
- Nên ăn chuối sáp vừa luộc xong còn nóng, không nên ăn chuối sáp luộc bỏ tủ lạnh, không ăn chuối luộc để qua đêm.
- Không ăn chuối sáp luộc cùng các loại thực phẩm nhiều đường khác: bánh kẹo, nước ngọt, trái cây sấy…
- Kết hợp ăn chuối sáp luộc với các thực phẩm lành mạnh khác như rau củ, hoa quả, ngũ cốc, cá biển,… để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý lượng chuối sáp tiêu thụ mỗi ngày
Mẹo chế biến chuối sáp luộc phù hợp cho người tiểu đường
Để chế biến món chuối sáp luộc ngon và phù hợp cho người tiểu đường, bạn nên ghi nhớ một số mẹo sau:
- Nếu luộc chuối sáp ương, không nên chọn quả quá chín, nên chọn chuối hơi ngả vàng, có đốm đen, khi luộc lên sẽ dẻo và ngon hơn.
- Người bệnh nên chú ý nguồn gốc của chuối sáp, tránh mua phải chuối có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng.
- Luộc chuối sáp trong khoảng 15 phút, để chuối chín mềm thì tắt bếp. Sau đó để nguyên chuối trong nồi tầm 5-7 phút để chuối nứt vỏ ra, chuối sẽ dẻo và ngọt hơn.
- Thời gian nấu chuối sáp có thể khác nhau, tùy theo độ chín ban đầu của chuối. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng đũa đâm nhẹ vào chuối, nếu đâm xuyên qua là chuối đã chín.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: Người bệnh tiểu đường ăn chuối sáp luộc được không? Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh tiểu đường cũng nên xây dựng chế độ vận động và thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!