Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Rau củ và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, những người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua những thực phẩm này trong bữa ăn của mình. Tham khảo bài viết dưới đây để biết người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết nhé!

Trên thực tế, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân khi điều trị tiểu đường. Nếu các bạn chỉ uống thuốc mà không có chế độ ăn kiêng khoa học thì bệnh vẫn tiến triển nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết người tiểu đường nên ăn trái cây gì để xây dựng thực đơn cho phù hợp. 

Tiểu đường nên ăn trái cây gì tốt cho sức khỏe? 

Mối liên hệ giữa trái cây và chỉ số đường huyết

Đối với bệnh nhân tiểu đường khi xây dựng thực đơn cần chú ý lựa chọn trái cây theo chỉ số đường huyết (GI) của loại quả đó. Việc xem chỉ số GI của trái cây sẽ giúp bạn đánh giá khả năng loại thực phẩm đó có thể làm tăng đường huyết khi ăn vào cơ thể như thế nào? Hiện nay, chỉ số GI đang được tính trên thang điểm từ 1 (khả năng tăng đường huyết rất ít) đến 100 (khả năng làm tăng đường huyết cao). 

Nếu dựa vào chỉ số đường huyết GI, các bạn sẽ phân loại trái cây ra thành những nhóm sau đây: 

Nhóm trái cây có chỉ số GI trung bình và thấp

Nhóm trái cây có chỉ GI thấp (20 – 49) bao gồm:  táo, bơ, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây, cherry,…

Nhóm trái cây có chỉ số GI trung bình (50 – 69) bao gồm: quả sung, nho, trái kiwi, xoài, cam, nho khô, chuối có vỏ còn xanh…

Chỉ số đường huyết của các loại trái cây khác nhau. 

Có thể bạn quan tâm:

Nhóm trái cây có chỉ số GI cao

Nhóm trái cây có chỉ số GI cao mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh đó là: chuối quá chín, dưa hấu đỏ, quả chà là khô… Những trái cây này có lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cân nhắc khi sử dụng nếu muốn ăn chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên ăn các loại trái cây đã qua chế biến như sấy khô hay ngào đường. 

Ngoài chỉ số GI, khi chọn trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường cũng cần hạn chế carb để kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Các bạn cần tránh ăn các loại trái cây có hàm lượng carb cao vừa ít dinh dưỡng lại nhiều carb. Ví dụ một quả chuối chín già nặng 150g sẽ có khoảng 30g carbohydrate. Do đó, một bữa bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn từ 1-2 trái chuối để đảm bảo duy trì đường huyết trong cơ thể ổn định. 

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu loại hoa quả mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng ăn trái cây. Vì trái cây chính là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường mỗi bữa chỉ nên ăn từ 2-3 loại trái cây và khi ăn cũng nên ăn với số lượng phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm soát chế độ ăn hàng ngày. 

Bệnh nhân tiểu đường lưu ý nên ăn trái cây sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ vì lúc này, cơ thể đã tiêu hóa được bớt thức ăn trong dạ dày. Lúc này, ăn trái cây sẽ không còn làm đường huyết tăng đột ngột. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây cả quả thay vì uống nước ép hoặc sinh tố xay nhuyễn trái cây. Nguyên nhân vì trong 1/3-1/2 cốc nước ép hoa quả đã chứa khoảng 15 gram cards rồi. 

Nước ép hoa quả cũng chính là thức uống làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 cao hơn. Vì cơ thể sẽ có xu hướng hấp thu trái cây đã chế biến nhanh hơn vì thế mà đường huyết tăng nhanh hơn. Người bệnh tiểu đường cũng nên vừa ăn vừa theo dõi chỉ số đường huyết bản thân. Bởi mỗi cơ thể một người sẽ có sự phản ứng khác nhau với từng loại trái cây. Nên các bạn có thể theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn để lựa chọn loại trái cây phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ thể.

Tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Chất xơ có trong một số loại trái cây có tác dụng rất tốt kiểm soát đường huyết. Do đó người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua trái cây trong khẩu phần ăn của mình. Dưới đây là một số loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường tham khảo: 

Bưởi

Bưởi là một trong những loại trái cây tốt cho người tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong bưởi có chứa đến hơn 85% là nước. Bưởi còn rất vitamin C và có hàm lượng chất xơ hòa tan tương đối cao rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chưa kể, loại quả này còn chứa naringenin – đây là hợp chất có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ½ quả bưởi mỗi ngày để giúp cơ thể kiểm soát đường huyết ổn định nhé!

Cam

Cùng họ với bưởi nên cam cũng là loại trái được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Trong một quả cam chứa đến 87% là nước và rất giàu vitamin C, B1 và đặc biệt ít đường. Chỉ số GI của cam khá thấp chỉ ở mức 44 nên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thoải mái. Mỗi ngày các bạn có thể ăn 1-2 quả cam vừa giúp ổn định đường huyết vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh. 

Táo

Táo cũng là loại quả có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38. Loại quả này còn rất giàu chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống được các gốc tự do. Ngoài ra, táo còn chứa hàm lượng pectin  rất cao giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm thiểu nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%. Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn 1 quả táo để tốt cho sức khỏe. 

Dứa (Thơm)

Dứa từ lâu đã được biết đến với đặc tính chống vi-rút và kháng viêm hiệu quả. Chính vì thế, dứa cũng một trong những loại trái cây được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ số GI của dứa là 56 nên bệnh nhân không nên ăn quá nhiều. Và chỉ nên ăn dứa vừa chín tới không nên ăn dứa quá ngọt. 

Đu đủ

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra trong quả đu đủ chứa rất nhiều hoạt chất giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong quả đu đủ còn chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân tiểu đường chống lại hoạt động của các gốc tự do có hại. 

Bơ chính là loại quả cung cấp chất béo tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, thành phần chính của bơ bao gồm: chất xơ hoà tan, vitamin A, B, C, E và khoáng chất như kali, magie…Khi ăn bơ sẽ giúp cho cơ thể chống oxy hóa, ngăn chặn các bệnh lý mãn tính hiệu quả. 

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn thắc mắc người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn khoa học thì bệnh nhân tiểu đường muốn ổn định đường huyết đừng quên sử dụng các dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm được chế biến từ dây thìa canh chuẩn hóa để hỗ trợ điều trị và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả nhé!

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: