Thuốc Tây điều trị tiểu đường: phải dùng nhưng vẫn lo
Theo chuyên gia nội tiết, tiểu đường là căn bệnh mãn tính, liên quan đến việc thiếu hụt và đề kháng In. su. lin trong cơ thể. Bệnh có xu hướng tiến triển nặng dần theo thời gian. Hiện nay cũng chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc suốt đời kết hợp với lối sống lành mạnh mới có thể kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.
Các loại thuốc tiểu đường (dạng uống hay tiêm In. su. lin) đều có tác dụng giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường nhưng đồng thời, có thể mang tới những tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng lâu dài. Thuốc tiêm In. su. lin có thể gây tác dụng phụ: hạ đường huyết và tăng đường huyết phản ứng (somogyi), tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ (teo hoặc phì đại mô mỡ ở vị trí tiêm), dị ứng…. Tác dụng phụ phổ biến của thuốc dạng uống thường gặp trên đường tiêu hóa (buồn nôn, đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy) và hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, các thuốc Tây y điều trị tiểu đường hay các bệnh chuyển hóa liên quan (tăng huyết áp, mỡ máu xấu…) đều có cơ chế chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Khi sử dụng thuốc tây thời gian dài, gan, thận bị quá tải, những độc tố trong thuốc tích tụ tại đây tăng lên, gây tổn thương gan thận. Ở chiều ngược lại, khi chức năng cơ quan thải trừ (gan thận) bị suy giảm thì thuốc bị tích lũy lâu trong cơ thể và nguy cơ bị độc tính lớn hơn, tăng nguy cơ suy gan, suy thận,…
Lo lắng về tác dụng phụ, đặc biệt nguy cơ ảnh hưởng xấu đến gan, thận đã tạo nên tâm lý e ngại cho người bệnh, khiến họ dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình dùng thuốc, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như: tự ý bỏ thuốc khi gặp tác dụng phụ, giảm liều/ ngừng thuốc khi thấy đường huyết đã về mức an toàn dưới 7mmol/l…
Giải pháp bền vững giúp giảm ảnh hưởng của thuốc Tây trong điều trị
Có thể nói, thuốc Tây y là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường bắt buộc. Chính vì vậy, giải pháp lâu dài, hạn chế ảnh hưởng của thuốc, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường là phải dùng thuốc đúng cách:
– Tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc kết hợp kiềng 3 chân trong điều trị tiểu đường: Dùng thuốc đúng chỉ định – dinh dưỡng khoa học – luyện tập đều đặn, hợp lý
– Uống thuốc đúng thời điểm: Ví dụ: những thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea nên uống trước bữa ăn. Met. for. min nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa.
– Không tự ý ngưng thuốc khi gặp tác dụng phụ hoặc chỉ số đường huyết đã về mức an toàn dưới 7 mmol/l nếu không có chỉ định của bác sĩ
– Thăm khám định kỳ ít nhất 3 – 6 tháng 1 lần để kiểm tra HbA1c. Chỉ số này đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng, nhờ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị tốt hơn đường huyết khi đói hoặc sau ăn.
Bên cạnh đó, phương pháp Đông – Tây y kết hợp điều trị bệnh tiểu đường đang là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch hội Y học các nước Đông Nam Á – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Hiện nay, đối với bệnh tiểu đường và một số bệnh mạn tính, Bộ y tế cũng đã khuyến khích điều trị theo hướng Đông Tây y kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh”.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!