Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?

Bệnh tiểu đường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể biểu hiện không rõ ràng nên cần thực hiện các xét nghiệm để xác định trình trạng bệnh. Vậy xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền? Tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc này một cách chi tiết nhé!

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết một người có mắc bệnh tiểu đường hay không đó chính là chỉ số đường huyết trong máu. Và để biết được chỉ số này, các bạn cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường. 

Xét nghiệm tiểu đường giúp xác định xem bệnh nhân có mắc tiểu đường hay không?

Xét nghiệm tiểu đường là gì? 

Xét nghiệm tiểu đường chính là hình thức ứng dụng các phương pháp kỹ thuật nhằm xác định bệnh nhân có bị tiểu đường hay không. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở những cơ sở y tế chuyên khoa có máy móc, trang thiết bị hiện. Dưới đây là các hình thức xét nghiệm tiểu đường được sử dụng phổ biến: 

Xét nghiệm chỉ số HbA1c 

Xét nghiệm HbA1c chính là xét nghiệm lượng đường huyết trong máu. Kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình trong 3 tháng của bệnh nhân. Xét nghiệm chỉ số HbA1c có giá trị chẩn đoán bệnh nhân có mắc tiểu đường tuýp 2 hay đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hay không. 

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Với loại hình xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn khoảng 8 giờ. Sau đó bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm để đo đường huyết. Nếu kết quả đường huyết > 7mmol/l thì bệnh nhân đã mắc tiểu đường. Còn nếu lượng đường huyết nằm trong mức là 5,6-6,9 mmol/l thì bạn được chẩn đoán là tiền đái tháo đường. 

Xét nghiệm tiểu đường là lấy máu của bệnh nhân đem đi phân tích. 

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống 

Với xét nghiệm này trước đó 1 ngày các bạn sẽ ăn uống bình thường. Nhưng sau 8h tối các bạn không được phép ăn thêm gì cả, chỉ được phép uống nước lọc. Sáng hôm sau khi đến cơ sở y tế, nhân viên y tá sẽ đưa cho các bạn uống 1 cốc 250-300ml nước được pha 75 gam đường. Bạn phải uống trong vòng 5 phút. Sau đó khoảng 2 giờ bạn sẽ được lấy máu xét nghiệm để đo lượng đường huyết trong máu. 

Nếu lượng đường huyết trong máu <7,8 mmol/l, bạn sẽ là người có chỉ số đường huyết bình thường. Nhưng đường huyết ở trong khoảng từ 7,8 – 11,0mmol/l thì cảnh báo bạn đã bị tiểu đường. 

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên 

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên đó chính là người bệnh sẽ lấy mẫu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Để khẳng định chắc chắn rằng bệnh nhân có mắc tiểu đường hay không bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này ít nhất hai lần. Và kết hợp với các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. 

Xét nghiệm tiểu đường được thực hiện tại các cơ sở y tế. 

Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?

Trên thực tế, chi phí xét nghiệm tiểu đường ở mỗi cơ sở y tế sẽ có mức phí khác nhau. Chi phí cho một lần xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân đó được chỉ định. Dưới đây là mức giá một số loại xét nghiệm mà bệnh nhân có thể tham khảo: 

  • Xét nghiệm định lượng glucose trong máu có mức chi phí ít tốn kém nhất từ 40.000 – 100.000 VNĐ. 
  • Xét nghiệm định lượng HbA1c có chi phí khoảng: 150.000 – 200.000 VNĐ. 
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống có chi phí khoảng  80.000 – 300.000 VNĐ. 

Ai cần xét nghiệm tiểu đường? 

Xét nghiệm tiểu đường sẽ được thực hiện với rất nhiều đối tượng ngay cả khi họ không có triệu chứng của bệnh. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ – ADA khuyến cáo các đối tượng cần xét nghiệm tiểu đường là: 

Những người bị béo phì cần xét nghiệm tiểu đường thường xuyên.

  • Những người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI > 23 ở mọi độ tuổi. Họ có các triệu chứng khác như: cao huyết áp, chỉ số cholesterol cao, mắc bệnh tim mạch, lối sống ít vận động…
  • Người trưởng thành trên 45 tuổi cần kiểm tra đường huyết thường xuyên. 
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hay bản thân có dấu hiệu lượng đường trong máu cao hoặc bị kháng insulin. 
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai. 

Làm thế nào để duy trì chỉ số đường huyết ổn định? 

Các nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao đó chính là do: gan sản xuất quá nhiều glucose, cơ thể sản xuất ra quá ít insulin hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả. Đường huyết tăng cao cũng do các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống kém khoa học, lối sống ít vận động, stress và căng thẳng kéo dài. 

Do đó, bệnh nhân muốn ổn định được chỉ số đường huyết trong cơ thể cần thay đổi lối sống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn tham khảo: 

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp các bạn giữ được đường huyết ổn định. 

Duy trì lối sống lành mạnh 

Các bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh đó chính là dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày tập thể dục thể thao. Duy trì tâm lý lạc quan tránh để stress kéo dài. Nên đi ngủ trước 23h và thức dậy khoảng 6h sáng. Mỗi ngày ngủ từ 7 – 9 tiếng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn lưu ý nên xây dựng thực đơn khoa học. Tránh ăn các thực phẩm có chứa lượng đường cao giúp hạn chế tối đa tình trạng kháng insulin trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường. 

Tăng cường tập thể dục, thể thao 

Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ chính là cách giúp các bạn giữ được cân nặng vừa phải và tăng độ nhảy cảm với insulin của cơ thể. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cho cơ bắp sử dụng được hết lượng đường trong máu để tạo năng lượng. Chính vì thế, chỉ số đường huyết sẽ giữ được ổn định không tăng quá cao. 

Dây thìa canh đã được sử dụng điều trị tiểu đường từ hơn 2000 năm trước đây. 

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên ổn định đường huyết 

Từ 2000 năm trước đây, người Ấn Độ đã biết dùng dây thìa canh để trị căn bệnh “nước tiểu ngọt” – tiểu đường. Và cho đến thời hiện đại ngày nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn, nhỏ về tác dụng ổn định đường huyết của dây thìa canh. 

Các chế phẩm của dây thìa canh đã được sản xuất và sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam mới chỉ có vùng trồng dây thìa canh tại Hải Hậu – Nam Định đạt chuẩn quốc tế GACP của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Loại dây thìa canh này được trồng theo quy trình chuẩn hóa vừa có hàm lượng dưỡng chất cao vừa an toàn với sức khỏe của người bệnh. 

Vùng trồng dây thìa canh chuẩn hóa. 

Các bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp sử dụng thuốc đặc trị và các sản phẩm có chiết xuất từ dây thìa canh chuẩn hóa để mang đến hiệu quả ổn định đường huyết tốt nhất. Nếu các bạn kiên trì sử dụng sẽ giúp chỉ số đường huyết trong cơ thể sớm đưa về ngưỡng an toàn. 

Bài viết trên đây đã giải đáp cho các bạn thắc mắc, xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền? Việc kiểm soát đường huyết là một quá trình lâu dài nên đòi hỏi người bệnh cần có sự quyết tâm rất lớn. Bệnh nhân có thể tham khảo những cách làm ổn định đường huyết trên đây để giúp bản thân chiến thắng bệnh tiểu đường nhé! 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh. 

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: