Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Làm sao để kiểm soát tốt đường huyết?

Chỉ số đường huyết là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ của bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Làm cách nào để giảm lượng đường huyết trong máu?

Chỉ số đường huyết là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ của bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Làm cách nào để giảm lượng đường huyết trong máu?

Tiểu đường 7.2 là gì?

Đường huyết hay còn gọi là glucose trong máu chính là năng lượng để giúp não, hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dL, là giá trị thể hiện nồng độ glucose trong máu. 

Chỉ số đường huyết 7.2 mmol/l tương đương 130 mg/dl  

Tiểu đường 7.2 có nghĩa là chỉ số đo đường huyết lúc đói là 7.2 mmol/l. Đây là ngưỡng đường huyết khá cao và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu như không được điều chỉnh kịp thời.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế, một người được chẩn đoán là mắc tiểu đường khi có kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết như sau: 

– Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7mmol/L). 

– Đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). 

– Đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Có thể thấy rằng, vấn đề tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời gian đo chỉ số đường huyết của người bệnh. 

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói đạt 7,2 mmol/l thì khá cao so với tiêu chuẩn cho phép (5.0 mmol/l). Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết đo trước khi đi ngủ hay sau ăn 1 – 2 tiếng thì ngưỡng 7.2 mmol/l vẫn chưa được coi là mức nguy hiểm. Nhưng trong trường hợp này, người bệnh vẫn nên áp dụng các phương pháp điều trị cần thiết để đưa chỉ số tiểu đường về giới hạn của tiền tiểu đường (5.6 – 6.9 mmol/l) và dần dần về mức an toàn ( dưới 5,6 mmol/l).

Nhìn chung, tiểu đường 7.2 không phải là mức quá nguy hiểm nhưng vẫn ở mức khá cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe của người bệnh. 

Cách để kiểm soát chỉ số tiểu đường ở mức an toàn

Nếu người bệnh có chỉ số đường huyết ở mức 7.2 mmol/l thì vẫn hoàn toàn có thể tự kiểm soát và điều chỉnh đường huyết về ngưỡng an toàn. Đây cũng được coi là thời điểm vàng để điều trị tiểu đường. Những cách kiểm soát chỉ số đường huyết mà người bệnh nên áp dụng là: 

Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ từ rau xanh và trái cây có tác dụng giúp người bệnh nhanh có cảm giác no, làm chậm quá trình hấp thu các chất đường bột trong ruột để hạn chế tăng đường huyết sau ăn.  Những người bị tiểu đường nên bổ sung tối thiểu 25g chất xơ mỗi ngày để giúp insulin làm thức ăn chậm xuống ruột.

Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu các chất đường bột

Các thực phẩm giàu chất xơ như được khuyến khích sử dụng gồm có: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây có vỏ, gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt, …

Uống đủ nước mỗi ngày 

Đường huyết tăng cao nên thận phải lọc máu thường xuyên để đào thải glucose ra bên ngoài. Do đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này cũng giúp tăng lưu lượng máu, ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên uống tối thiểu 2 – 2.5l nước. Nếu không được bù nước kịp thời, tình trạng mất nước có thể khiến người bệnh bị tăng nồng độ chất hoà tan, cô đặc máu, hôn mê và nhiễm toan ceton. 

Ăn uống khoa học, không quá kiêng khem

Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và tăng cường sức khỏe. Một số điều cần lưu ý khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: 

– Lượng tinh bột chiếm 50 – 60% nhu cầu cơ thể, do đó, người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi các bữa ăn hằng ngày. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc thô, các loại hạt, đậu và hạn chế ăn gạo trắng. 

– Chia nhỏ các bữa ăn, ăn đúng giờ và không bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết. 

– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước mía, xoài, mít, nước ngọt, nước có gas. 

– Hạn chế đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, chất béo từ động vật, nội tạng động vật.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý tới cách chế biến các món ăn. Thực phẩm sẽ giữ được tối đa chất dinh dưỡng nếu được hấp hoặc luộc, hạn chế ăn các món nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ. 

Tập thể dục điều độ 

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Các hoạt động luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Người bị tiểu đường nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập yoga cải thiện sức khỏe

Các hoạt động được khuyến khích là đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe hoặc nâng tạ, hít xà đơn, tập yoga. 

Kiểm soát stress

Tâm lý căng thẳng khiến cơ thể tăng tiết adrenalin hay cortisol làm giảm sự nhạy bén của insulin, từ đó làm tăng đường huyết. Ngoài ra, những người bị căng thẳng thường có xu hướng sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc thuốc lá để giải tỏa thần kinh. Những thói quen xấu này cũng là nguyên nhân làm tăng đường huyết và gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh tiểu đường cũng nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà để có thể nắm được tình hình về sức khỏe của mình. 

Bài viết trên vừa cung cấp một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không”. Khi phát hiện chỉ số đường huyết bằng hoặc cao hơn 7.2, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, đồng thời áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Thực Phẩm Bổ Sung Diabetna Gold (Sữa)
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
550.000/hộp
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: