Mục lục
Đường huyết ở mức bao nhiêu là cao?
Đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đường huyết cao được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Nếu tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì thế mà các bạn phải biết được chỉ số đường huyết bao nhiêu là ở mức cao?
Đối với những người bình thường
Chỉ số đường huyết được đo chuẩn nhất là lúc nhịn đói trên 8 tiếng. Lúc này, người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết dao động trong khoảng từ 4.0 – 5.9 mmol/l (72 – 108 mg/dL) và dưới 7.8 mmol/l (140 mg/dL) ở thời điểm 2 tiếng sau ăn. Còn nếu khi đo chỉ số đường huyết khi đói có kết quả lớn 7,0mmol thì được xem là bị tăng đường huyết hay tiền tiểu đường.
Bảng minh họa chỉ số đường huyết.
Đối với những người bị tiểu đường
Đối với những người đã bị tiểu đường thì chỉ số đường huyết ở mỗi tuyp của bệnh sẽ khác nhau. Chính vì thế, trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ giới hạn chỉ số đường huyết thế nào là tăng cao. Đặc biệt, với những bệnh nhân đã bị tiểu đường lâu năm. Khi cơ thể đã quen với việc chỉ số đường huyết luôn ở mức cao rồi thì việc điều trị để đưa chỉ số đường huyết về giá trị bình thường lại rất khó vì cơ thể không thích nghi được. Những người bị tiểu đường lâu năm xác định chỉ số đường huyết cao là khi đường huyết lúc đói > 8,5mmol/l.
Các dấu hiệu tăng đường huyết dễ nhận biết
Trên thực tế, một số người có thể bị tiểu đường từ cách đó vài tháng và thậm chí là vài năm mà không hề nhận ra. Nguyên nhân có thể do họ chủ quan và không biết cách nhận biết dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe. Do đó, hãy tham khảo một số dấu hiệu tăng đường huyết để dễ dàng nhận biết cho bản thân và những người xung quanh:
Có cảm giác đau, tê hoặc ớn lạnh ở bàn chân
Bạn có biết lượng đường trong máu tăng sẽ khiến cho các mạch máu ở xa trên cơ thể bị tổn thương. Và bàn chân sẽ là bộ phận xuất hiện các dấu hiệu bất thường cảnh báo sớm nhất. Nếu đường huyết tăng cao, bàn chân sẽ có biểu hiện: ngứa râm ran, bỏng rát, tê bì mất cảm giác, thậm chí ớn lạnh…Nhiều trường hợp không may bị chấn thương ở bàn chân còn dẫn đến biến chứng lở loét khó lành.
Tăng đường huyết có thể gây ra cảm giác ngứa, bỏng rát và đau đớn ở lòng bàn chân.
Liên tục cảm thấy khát nước
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, một người bình thường nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ 1 ngày. Nhưng vì một lý do nào đó bạn đã uống đủ nước mà cơ thể vẫn cảm thấy khát. Thì có thể đây là dấu hiệu tăng đường huyết trong máu của bạn. Lượng đường cao sẽ khiến cho các tế bào trong cơ thể cảm thấy thiếu nước kích thích não phát tín hiệu gây khát nước.
Tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm thường xuyên
Tiểu tiện nhiều lần trong ngày và tiểu đêm thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao. Hiện tượng này chính là kết quả của việc thận đã lấy thêm nhiều nước ra khỏi các mô để làm loãng lượng đường thừa trong máu. Đường sẽ được lọc bỏ qua đường nước tiểu dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều.
Đi tiểu nhiều, tiểu đêm thường xuyên cũng là dấu hiệu tăng đường huyết.
Cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ức chế. Điều này sẽ làm giảm khả năng đề kháng khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Chính vì thế, người bị tiểu đường dù chỉ bị một vết xước nhẹ trên da nếu không điều trị cẩn thận có thể dẫn đến lở loét và hoại tử.
Mắt mờ, thị lực suy giảm
Một trong những dấu hiệu tăng đường huyết dễ nhận biết nữa đó là mắt mờ, thị lực suy giảm. Trên thực tế, dấu hiệu này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh tuổi già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết thì chứng mờ mắt do lượng đường trong máu cao thường chỉ xảy ra trong một thời điểm nhất định đó là vào ban đêm. Vì vậy, những người cao tuổi nếu thấy thị lực giảm cần đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để tránh gặp các tổn thương võng mạc.
Thị lực suy giảm, mắt mờ không rõ nguyên nhân.
Phải làm thế nào khi chỉ số đường huyết tăng cao?
Khi chỉ số đường huyết tăng cao cần có phương pháp điều chỉnh thích hợp.
Nếu kiểm tra phát hiện chỉ số đường huyết tăng cao hơn bình thường. Thì các bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp nếu tăng đường huyết chỉ là dấu hiệu tạm thời, các bạn có thể điều chỉnh lối sống sinh hoạt thường ngày như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày tích cực ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi bữa. Lưu ý nên chọn các loại trái cây ít đường như: ổi, dưa chuột, củ đậu,..
- Hạn chế tối đa các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, các loại bánh kẹo ngọt…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate như: cơm trắng, bánh mì, khoai tây…
- Tăng cường uống nhiều nước lọc, hạn chế uống nước có gas, chè, cafe, bia rượu…
- Kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên giảm lượng đường trong máu.
Trên đây là một số dấu hiệu tăng đường huyết dễ nhận biết cho các bạn tham khảo. Nếu kiểm tra thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời nhé!
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!