Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người tiểu đường có ăn nho được không? Ăn nho như thế nào để đường huyết không tăng?

Nho là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa hàm lượng đường cao. Vậy người tiểu đường có ăn nho được không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Giá trị dinh dưỡng của nho 

Trước khi trả lời cho câu hỏi “tiểu đường có ăn nho được không”, chúng ta sẽ đến với những thông tin về giá trị dinh dưỡng của nho.

Nho có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe

Trong 100g nho có chứa 104 Calo bao gồm các dưỡng chất sau: 

  • 1.09g protein; 
  • 0.24g chất béo; 
  • 1.4g chất xơ; 
  • 4.8mg vitamin C; 
  • 10mg vitamin A; 
  • 288mg kali; 
  • 0.54mg sắt; 
  • ~ 70ml nước. 

Có thể thấy rằng, nho có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn bổ sung nước và chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. 

Ăn nho có tốt cho sức khỏe không?

Nho là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe do có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như axit ellagic, lutein, quercetin, resveratrol. Thêm vào đó, nho cũng giàu vitamin nhóm B, C, E, K và các khoáng chất cần thiết như kali, mangan, photpho, … 

Kali giúp duy trì các chỉ số huyết áp ở mức ổn định  bằng cách làm thông thoáng các thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn. Các dưỡng chất khác trong nho còn góp phần giảm lượng cholesterol xấu bằng cách ức chế hấp thụ cholesterol. Do đó, ăn nho tốt cho người mắc các bệnh tim mạch và huyết áp. 

Ăn nho có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương ở tim mạch và phòng chống ung thư

Một số giống nho chứa hàm lượng anthocyanins cao, có khả năng ngăn ngừa các tổn thương ở não bộ và tim mạch. Resveratrol và quercetin được tìm thấy trong quả nho là 2 chất chống oxy hóa có công dụng giảm lượng đường trong máu và giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Ngoài các dưỡng chất kể trên, nho còn chứa đường glucose, saccharose và fructose. Các loại đường này chính là yếu tố giúp nho có vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, do nho có vị ngọt nên nhiều người cũng thắc mắc rằng bị tiểu đường có ăn nho được không, ăn nho có phải nguyên nhân tăng đường huyết không. 

Người bị tiểu đường có ăn nho được không?

Giá trị đường huyết của nho nằm trong khoảng GI = 45 – 59 tùy theo từng loại. Nhưng nhìn chung, nho được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Đường trong quả nho là đường fructose, loại đường này được hấp thụ chậm hơn. Do đó, nho không phải là thực phẩm làm tăng đường huyết đột ngột và được đánh giá là an toàn với người bệnh tiểu đường. Những người đang thắc mắc rằng “tiểu đường có ăn nho được không” có thể yên tâm khi ăn loại trái cây này. 

Lượng nho phù hợp với người tiểu đường là không quá 100 – 150g/ ngày

Lượng nho phù hợp với người tiểu đường là không quá 100 – 150g/ ngày (tương đương với khoảng 17 quả). Ăn nho đúng cách còn giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu vì nho có chứa resveratrol – hoạt chất có khả năng cải thiện độ nhạy Insulin. 

Cách ăn nho an toàn cho người tiểu đường

Khi đã biết bệnh tiểu đường có ăn nho được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách ăn nho an toàn cho người tiểu đường. Theo đó, cách ăn nho tốt cho người bệnh tiểu đường là:

– Liều lượng: không nên ăn quá 100 – 150g/ngày. 

– Thời điểm: nên ăn nho vào buổi sáng khi bụng đói hoặc sau ăn bữa chính 1 – 2 tiếng để các hoạt chất được hấp thu tối đa.

– Hạn chế ăn nho khô do nho khô có chỉ số GI cao (GI = 53 – 75), mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 muỗng cà phê, một tuần không ăn quá 2 lần. 

– Hạn chế uống nước ép nho do trong nước ép nho có chứa ít chất xơ và nhiều đường. 

Người bị tiểu đường nên ăn nho tươi, hạn chế ăn nho khô và nước ép nho

Loại nho phù hợp nhất với bệnh tiểu đường là nho xanh và nho đỏ (có chỉ số đường huyết GI = 45). Nho đen có chứa lượng đường cao hơn (GI = 59) nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn với người bệnh tiểu đường nên người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng nên ăn với lượng vừa phải. 

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Những điều nên lưu ý khi ăn nho 

Khi ăn nho, người bệnh tiểu đường cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe: 

– Không nên ăn quá nhiều nho cùng một lúc để tránh bị tăng đường huyết đột ngột và một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa. 

– Trong quả nho cũng chứa một lượng lớn vitamin C, do đó, người đang bị viêm loét dạ dày nên ăn nho với một lượng vừa phải để không làm tái phát bệnh dạ dày. 

– Người đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp không nên ăn quá nhiều nho. Nho kết hợp với thuốc ức chế calcium sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc.

– Nên tìm mua nho ở những địa chỉ uy tín, rửa kỹ nho cùng nước sạch trước khi ăn. 

Nên rửa kỹ nho cùng nước sạch trước khi ăn

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “tiểu đường có ăn nho được không”. Nhìn chung, nho là một loại trái cây tốt cho sức khỏe và người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng được. Ăn nho đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường huyết và tăng cường sức khỏe.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: