Mục lục
Thành phần dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của quả vải
Theo nghiên cứu, quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16,5%). Trong 100g vải tươi có chứa các chất dinh dưỡng nổi bật bao gồm:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calo | 66 Calo |
Carbs | 16.5g |
Chất đạm | 0.8g |
Đường | 15.2 gam |
Chất béo | 0,4g |
Chất xơ | 1,3g |
Folate | 14mg |
Vitamin C | 71,5mg |
Vitamin E | 0,07 mg |
Vitamin K | 0,4 mg |
Kali | 171mg |
Canxi | 5 mg |
Magie | 10 mg |
Kẽm | 0,07mg |
Phốt pho | 31 mg |
Sắt | 0,31mg |
Hầu hết lượng carbs trong trái vải đều đến từ đường, là yếu tố chính tạo nên vị ngọt của chúng. Mặc dù lượng chất xơ trong quả vải là tương đối thấp nhưng nó lại chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:
- Vitamin C: Là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải. Ước tính rằng một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
- Kali: Hàm lượng kali dồi dào trong quả vải rất hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.
Quả vải chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, quả vải còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, trong vải chứa hàm lượng polyphenol nhiều hơn so với một số loại trái cây thông thường khác. Một số chất chống oxy hóa nổi bật trong quả vải, bao gồm:
- Rutin: Hoạt động như một flavonoid và giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim, tiểu đường.
- Epicatechin: Đây cũng là một loại flavonoid giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường.
Ngoài ra, chỉ số đường huyết của quả vải (GI) là 57 và chỉ số tải lượng đường huyết GL là 9, thuộc nhóm trung bình. Do đó, khi ăn vải, đường glucose sẽ được giải phóng chậm rãi và không gây tăng đường huyết đột ngột. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến đường huyết tăng đột biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Nam giới bị tiểu đường có con được không?
- Tại sao bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa?
- Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt cho sức khỏe?
Những lợi ích nổi bật của vải đối với sức khỏe
Với chỉ số đường huyết cùng những chất dinh dưỡng trên thì người bệnh tiểu đường ăn vải được không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích mà quả vải mang lại cho sức khỏe.
Vải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
1. Ngăn ngừa ung thư
Như đã phân tích ở trên, vải chứa nhiều vitamin C và các hợp chất phenolic giúp ngăn chặn sự phá huỷ của các tế bào do các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại và các gốc tự do, chống lại các độc tố một cách hiệu quả, tránh các vấn đề về sức khoẻ như ung thư, viêm khớp và bệnh tim.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy phần vỏ của quả vải có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú.
2. Tăng cường miễn dịch
Sở hữu hàm lượng vitamin C dồi dào, vải có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu, giữ vai trò như một chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn vải có khả năng chống lại chứng cảm lạnh vô cùng hiệu quả.
3. Tăng mức cholesterol tốt
Vải được xem là nguồn cung cấp tốt chất niacin (vitamin B3), giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể. Cụ thể, chất niacin có tác dụng tăng cường mức cholesterol tốt và làm giảm lượng chất béo trung tính có hại cũng như cholesterol xấu trong máu.
4. Cải thiện trao đổi chất
Ăn vải đúng cách có thể làm tăng tốc độ đồng hóa protein, carbohydrate và chất béo trong thực phẩm. Điều này là do khi vải được tiêu thụ sẽ hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong quá trình sinh hoá của cơ thể. Đồng thời, ăn vải cũng giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì trọng lượng cơ thể một cách tối ưu.
Vậy người bệnh tiểu đường ăn vải được không?
Với câu hỏi: Người bệnh tiểu đường ăn vải được không? thì câu trả lời là có. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý về số lượng và cách ăn vải để tránh gây ảnh hưởng đến đường huyết.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vải trong ngày.
Nhìn chung, người tiểu đường chỉ nên nạp lượng đường trung bình khoảng 15g/ngày. Đối với vải thì 15g đường thường tương đương với 5-6 quả. Vậy nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 6 quả vải/ ngày và nếu đã ăn đủ 6 quả vải trong ngày thì không nên ăn thêm các loại trái cây ngọt khác, tránh làm tăng đường huyết trong máu. Đồng thời cần chú ý cân bằng năng lượng và carbohydrate khi dùng thêm loại trái cây này.
Một số lưu ý khi ăn vải cho người tiểu đường
Ngoài những lưu ý về số lượng, người bệnh tiểu đường khi ăn vải cần ghi nhớ một số điều sau:
- Không ăn vải sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ vào ban đêm vì dễ gây tăng lượng đường trong máu.
- Người bệnh có thể ăn cả phần cùi trắng bên ngoài quả vải, tuy có vị hơi chát nhưng sẽ giúp cơ thể không bị nóng.
- Người bệnh không nên ăn những quả vải quá chín hoặc bị dập, sâu, tránh gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết và sức khỏe.
- Nên ăn vải trực tiếp, tránh sử dụng nước ép vải hoặc vải sấy khô vì cả 2 loại này có hàm lượng đường rất cao.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề: Người bệnh tiểu đường ăn vải được không? Để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhất, người bệnh nên kết hợp đồng thời cả ba chân kiềng là chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động và dùng thuốc đúng – đủ – đều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP: 2020, 2021, 2022 (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!