Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không? Cần lưu ý những gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết đối với người tiểu đường. Một trong những băn khoăn của nhiều người bệnh là: Tiểu đường ăn khế ngọt được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để giúp người bệnh có câu trả lời chính xác.

Trái khế và những lợi ích đối với người tiểu đường 

Trái khế là một trái cây quen thuộc từ các vùng thôn quê, quả có vị chua ngọt, có hình dáng như một ngôi sao năm cánh rất đặc trưng. Trái khế rất được ưa chuộng trong nhiều món gỏi, tráng miệng hoặc ăn trực tiếp. Khế thường có màu vàng hoặc xanh với 3 loại chính là khế chua, khế cơm và khế ngọt (có vị ngọt và to hơn khế cơm).

Khế chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe 

Dưới đây là 3 lợi ích mà trái khế mang lại cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường:

  • Giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột: Trái khế chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn cản quá trình hấp thụ trực tiếp glucose có trong thức ăn, nhờ đó hạn chế được tình trạng tăng đường huyết đột ngột ở người bệnh.
  • Làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng tiểu đường: Khế cũng là  loại trái cây giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa rất tốt, đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, với bệnh nhân tiểu đường thì việc có đủ lượng vitamin C sẽ làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng. 
  • Tăng cường lưu thông máu, giảm biến chứng về tim mạch: Kali và sắt là 2 loại khoáng chất được đánh giá cao trong giá trị dinh dưỡng của trái khế.Trong đó, kali là chất có tác dụng duy trì huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ. Đây là hai biến chứng gây tử vong cao nhất ở bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, sắt là hợp chất giúp tăng sản sinh máu. Bệnh nhân tiểu đường thường nhanh đói, khi đói thường bị chóng mặt và hoàn toàn mất sức. Để đẩy nhanh quá trình tạo máu nhằm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể một cách nhanh chóng, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Khế có thể coi là loại trái cây giàu chất sắt mà người bệnh có thể lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm: 

Vậy người bị tiểu đường ăn khế ngọt được không? 

Với những công dụng kể trên, người bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn các loại khế chua và khế cơm, còn đối với kế ngọt, do chứa lượng đường cao hơn, người bệnh có thể ăn nhưng nên ăn với lượng vừa phải để đảm bảo lượng đường huyết ổn định.

Cụ thể, mỗi lần người bệnh chỉ nên ăn 100-200 gram khế ngọt, ăn trong bữa nhẹ đồng thời nên ăn kèm các đồ ăn lành mạnh khác.

Khế ngọt chứa lượng đường nhiều hơn khế chua và khế cơm

Một số những lưu ý khi ăn khế ngọt mà người tiểu đường cần ghi nhớ:

  • Người bệnh nên chọn những quả khế tươi, không dập nát, không sâu mọt, khế còn xanh (khế chín có màu vàng và chứa nhiều đường hơn khế xanh), đặc biệt nên tránh các loại khế khô đóng hộp, khế đã qua chế biến vì những loại này thường chứa nhiều đường cô đặc.
  • Hạn chế sử dụng sinh tố, nước ép khế ngọt vì ⅓ – ½ cốc nước ép đã chứa 15gr Carb. Do là dạng lỏng nên cơ thể sẽ hấp thụ đường nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

Những tác hại có thể gặp khi người tiểu đường ăn quá nhiều khế ngọt

Người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không? còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ số đường huyết hiện tại của người bệnh, khẩu phần ăn, cách ăn,… Nếu lạm dụng khế ngọt, người bệnh có thể gặp phải một số tác hại sau đây:

  • Tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Hàm lượng chất xơ cao trong khế ngọt giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, chất xơ tích tụ lại gây cản trở tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, khó tiêu.
  • Khế ngọt chứa một lượng nhỏ neurotoxin gây độc cho não và làm rối loạn hệ thần kinh. Tuy nhiên, chất này được đào thải dễ dàng qua thận nên không gây nguy hiểm. Nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận, chất độc thần kinh có thể không được đào thải hết mà tích tụ dần và gây ra các ảnh hưởng đến thần kinh như chóng mặt, ảo giác, co giật… (tuy nhiên ít khi xảy ra).

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi: Người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không? thì câu trả lời là có. Tuy nhiên cần đảm bảo lượng tiêu thụ phù hợp đồng thời người bệnh nên kết hợp với việc vận động thể dục thể thao, uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: