Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có di truyền không? 

Tiểu đường được xem là một bệnh mạn tính nguy hiểm và không thể điều khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, vấn đề “bệnh tiểu đường có di truyền không” được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. 

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hụt hormone insulin (type 1) hoặc suy giảm chức năng của hormone insulin (type 2). Mỗi loại bệnh tiểu đường sẽ do các nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bao gồm cả nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất và quyết định tới khả năng mắc tiểu đường. 

                          Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra 2 nhóm yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tiểu đường gồm:

– Gen di truyền gây bệnh tiểu đường;

– Các yếu tố môi trường tác động.

Trên thực tế, có những cặp song sinh cùng trứng mang cùng bộ gen nhưng chỉ có một người mắc tiểu đường type 1. Đối với tiểu đường type 2, tỉ lệ các cặp song sinh cùng mắc tiểu đường sẽ cao hơn. 

Có thể bạn quan tâm: 

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 do di truyền 

Với trường hợp mắc tiểu đường type 1, người bệnh đều thừa hưởng các yếu tố nguy cơ từ cả bố và mẹ. Trong đó, người da trắng được cho là có tỷ lệ mắc tiểu đường type 1 cao nhất. Tỉ lệ mắc tiểu đường do di truyền được thống kê như sau: 

– Nếu có bố mắc tiểu đường type 1 thì tỉ lệ trẻ bị mắc tiểu đường type 1 do di truyền là 1/17. 

– Nếu có mẹ mắc tiểu đường type 1 và người mẹ dưới 25 tuổi thì tỉ lệ trẻ bị mắc tiểu đường type 1 do di truyền là 1/25. Nếu người mẹ bị tiểu đường type 1 sinh con sau 25 tuổi thì nguy cơ sẽ là 1/100. 

– Nếu có cả bố và mẹ cùng mắc tiểu đường type 1 thì nguy cơ trẻ mắc bệnh do di truyền là  từ 1/10 – 1/4.

Trẻ em có thể bị mắc tiểu đường do di truyền từ bố mẹ 

Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 1 gồm: 

– Môi trường: bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và phổ biến hơn ở những nơi có khí hậu lạnh. 

– Virus: một số virus tưởng chừng như vô hại nhưng lại có khả năng kích hoạt bệnh tiểu đường ở một số người mang gen gây bệnh. 

– Chế độ ăn của trẻ: một số nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ và ăn dặm muộn có ít nguy cơ mắc tiểu đường type 1 hơn. 

Bên cạnh đó, nếu bố hoặc mẹ bị tiểu đường type 1 thì có và mắc hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết type 2 thì trẻ sinh ra có tới 50% nguy cơ mắc hội chứng này và bệnh tiểu đường type 1. 

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 do di truyền

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 do di truyền được thống kê như sau: 

– Nếu bố hoặc mẹ phát hiện mắc tiểu đường type 2 trước 50 tuổi thì trẻ có 1/7 nguy cơ mắc bệnh. 

– Nếu bố và mẹ cùng mắc tiểu đường type 2 thì trẻ có 50% nguy cơ mắc bệnh. 

– Nếu bố hoặc mẹ phát hiện mắc tiểu đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ là 1/13. 

Trẻ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh

Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cũng được xác định dựa vào các yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống. Trên thực tế, có một số gen gắn liền với bệnh tiểu đường type 2 nhưng không có gen nào độc lập gây bệnh. Môi trường sống ô nhiễm, chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt không hợp lý sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Những gen liên quan gây bệnh tiểu đường type 2

Có thể thấy rằng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 do di truyền cao hơn bệnh tiểu đường type 1. Do vậy, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra chính xác những gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 để phòng ngừa và sàng lọc sớm cho trẻ. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết, các đột biến gen gây tiểu đường thường liên quan đến điều hòa glucose, bao gồm:

– Các gen kiểm soát sự điều hòa nồng độ insulin, sản xuất insulin, sản xuất glucose và gen kiểm soát độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose máu.

– Gen liên quan khác: thụ thể glucagon (GCGR) và hormone glucagon điều hòa glucose; gen vận chuyển glucose 2 (GLUT2); thụ thể ure sulfonylurea (ABCC8) điều tiết Insulin; gen TCF7L2 ảnh hưởng đến bài tiết insulin và sản xuất glucose; gen calpain 10, …

Người mang gen liên quan gây bệnh tiểu đường có khả năng mắc bệnh cao hơn

Như vậy, những người mang các gen đột biến này sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn nhưng không phải ai mang các gen này cũng đều mắc bệnh. 

Ngoài ra, con cái cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác từ gia đình, ví dụ như chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt hoặc tần suất vận động. 

Bài viết trên đây đã giải đáp một số thắc mắc liên quan tới vấn đề bệnh tiểu đường có di truyền không. Từ đó, có thể thấy rằng bệnh tiểu đường có khả năng di truyền, tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây bệnh. Chúng ta cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để phòng tránh căn bệnh này. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: