Ngày càng có nhiều thông tin được lan truyền về các loại thuốc chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường có chữa khỏi được tận gốc không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được tận gốc không?
Đây chắc hẳn là vấn đề được người bệnh tiểu đường thắc mắc nhiều nhất. Theo các chuyên gia y tế, tiểu đường là bệnh mạn tính, cần được điều trị suốt đời. Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường nên người bệnh sẽ phải “sống chung” với bệnh.
Chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị hiệu quả với từng loại bệnh tiểu đường như sau:
Đối với tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 (hay còn gọi là tiểu đường tuýp 1) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được hoặc sản xuất quá ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh nghiêm trọng. Do đó, bệnh sẽ được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp như:
– Sử dụng insulin ngoại sinh đưa trực tiếp vào cơ thể thông qua đường tiêm hoặc uống.
– Cấy ghép tuyến tụy: bác sĩ sẽ ghép một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy của người hiến tặng vào cơ thể người bệnh để phục hồi chức năng cho cơ quan này.
Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin sẽ gây ra tiểu đường type 1
– Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp thay thế các tế bào sản xuất insulin bị thiếu để có thể phục hồi quá trình sản xuất insulin. Tuy nhiên, việc cấy ghép tế bào tuyến tụy không dễ dàng do phản ứng thải ghép của cơ thể tiêu diệt các tế bào được cấy ghép. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực hoàn thành các thử nghiệm về liệu pháp này để ứng dụng điều trị bệnh tiểu đường type 1.
– Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: các bác sĩ sẽ lấy các tế bào từ người hiến tặng để cấy ghép và đưa chúng vào cơ thể người bệnh.
– Tuyến tụy nhân tạo là giải pháp ngắn hạn áp dụng cho người bệnh không còn các tế bào sản xuất insulin.
Các phương pháp này tuy có phát huy tác dụng với người bệnh nhưng vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn khả năng sản xuất insulin của cơ thể.
Đối với tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 phổ biến hơn rất nhiều so với tiểu đường type 1. Do đó, có nhiều người mắc tiểu đường type 2 cũng thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có chữa khỏi được tận gốc không. Về vấn đề này, các chuyên gia y tế cũng cho biết, người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng.
Người bệnh tiểu đường type 2 cần sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết
Có hơn 40 loại thuốc uống và thuốc tiêm được phê duyệt sử dụng cho người bệnh đái tháo đường type 2, có thể kế tới như:
– Các nhóm thuốc làm tăng độ nhạy cảm với insulin: Metformin, Thiazolidinedione.
– Nhóm thuốc kích thích tăng tiết insulin: Sulfonylureas, Meglitinides, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1, thuốc tiểu đường ức chế men Dipeptidyl peptidase-4.
– Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: thuốc ức chế men alpha – glucosidase.
– Thuốc ức chế SGLT2 (canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin…)
– Insulin thường được sử dụng để điều trị tiểu đường type 1 và trong một số trường hợp có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường type 2.
– Các loại thuốc khác: thuốc điều trị cholesterol cao, thuốc cao huyết áp.
Giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường
Qua một số thông tin trên, chắc hẳn chúng ta đều đã có câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tiểu đường có chữa khỏi được tận gốc không”. Có thể thấy rằng, mặc dù không thể chữa khỏi tận gốc nhưng sức khỏe của người bệnh vẫn được đảm bảo nếu sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với một số phương pháp hỗ trợ điều trị sau đây:
Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh
Người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm bằng cách:
– Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn rau xanh và trái cây, giảm lượng carbohydrate và chất béo trong các thực phẩm nhiều đường và tinh bột, bổ sung đạm thực vật, …
Ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh duy trì chỉ số đường huyết ổn định
– Kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số BMI từ 18 – 23 đối với nữ và 20 – 25 đối với nam.
– Tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, tập ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích thần kinh khác.
Tuân thủ liệu trình dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc ở người bệnh tiểu đường phải tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ định của bác sĩ điều trị. Theo đó, người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, không tự ý tăng hoặc giảm liều, không được quên uống thuốc. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến người bệnh bị tăng hoặc hạ đường huyết bất thường và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc hoặc thuốc Đông y khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh nên thận trọng với các quảng cáo thuốc trị dứt điểm bệnh tiểu đường để tránh các vấn đề đáng tiếc với sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ
Nếu muốn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Những sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có thành phần từ khổ qua rừng, dây thìa canh và giảo cổ lam sẽ mang lại hiệu quả tích cực với người bệnh tiểu đường.
Trên đây là một số thông tin làm rõ vấn đề “bệnh tiểu đường có chữa khỏi được tận gốc không”. Có thể thấy rằng, hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc nhiều vào lối sống và cách sử dụng thuốc của người bệnh.