Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Cách sử dụng máy đo tiểu đường cho kết quả chính xác nhất

Máy đo tiểu đường là một trong thiết bị y tế rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Thiết bị này hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát đường huyết của bản thân hàng ngày, hàng tháng. Tuy nhiên, để đo được chỉ số đường huyết chính xác thì các bạn cần biết cách sử dụng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy đo tiểu đường chi tiết với 10 bước đơn giản nhé!

Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh tiểu đường hoặc cần theo dõi chỉ số đường huyết trong máu mỗi ngày. Thì máy đo tiểu đường chính là thiết bị y tế hữu ích mà bạn nên lựa chọn và sử dụng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sử dụng máy đo tiểu đường nhé!

Máy đo tiểu đường là sản phẩm vô cùng cần thiết. 

Máy đo tiểu đường là gì? 

Máy đo tiểu đường thực chất là một thiết bị y tế có khả năng tính toán lượng đường huyết trong máu từ đó đưa ra kết quả chi tiết và chính xác nhất. Việc sử dụng máy đo tiểu đường được xem là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe: 

  • Hỗ trợ theo dõi chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường giúp cho bệnh nhân có thể kiểm soát và duy trì đường huyết ở mức độ bình thường. 
  • Hỗ trợ bệnh nhân kiểm tra đường huyết nhanh chóng và tiện lợi ngay tại nhà. Vào bất cứ thời gian nào để tránh những trường hợp tăng và giảm đường huyết đột ngột. 
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức độ ổn định, kịp thời ứng biến và điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp với tình trạng bệnh. 

Theo dõi chỉ số đường huyết sẽ giúp bệnh nhân kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân. 

Cách sử dụng máy đo tiểu đường tại nhà 

Máy đo tiểu đường có cách sử dụng khá đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng ngay tại nhà. Dưới đây là 10 bước chi tiết cho các bạn tham khảo: 

Bước 1: Chuẩn bị máy đo tiểu đường 

Trọn bộ máy đo tiểu đường sẽ bao gồm những vật dụng cơ bản sau đây: hộp đựng que lấy máu, hộp kim tiêm, bút bắn kim, máy đo đường huyết, hộp đựng bông cồn tiệt trùng.

Bước 2: Vệ sinh tay và các dụng cụ đo đường huyết 

Trước khi tiến hành thực hiện đo đường huyết, các bạn nên rửa sạch sẽ tay bằng xà phòng nhằm diệt khuẩn. 

Bước 3: Lắp kim vào bút lấy máu

Sau khi đã rửa sạch tay bằng xà phòng thì các bạn cần lau tay thật khô mới lấy que thử đường huyết ra khỏi hộp. Tiếp theo bạn lấy kim lấy máu lắp vào ống bút và lưu ý điều chỉnh kim chạm vào đáy bút lấy máu thì mới được. Sau đó bạn vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim. 

Bước 4: Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết

Mỗi một lần đo đường huyết thì các bạn cần dùng que thử mới để cắm vào đầu máy đo tiểu đường. Sau khi lắp vào bạn cần lưu ý máy sẽ tự khởi động và số code của máy sẽ trùng với số code trên hộp que thử. Nếu không trùng thì cần liên hệ với nhà sản xuất để khắc phục mới đo đường huyết được chính xác nhất. 

Bước 5: Tiến hành lấy máu 

Bước đầu tiên khi các bạn tiến hành lấy máu đo đường huyết đó là điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da. Trước khi bắt đầu lấy máu, các bạn phải xoa xoa đầu ngón tay cho máu chạy về sau đó đặt đầu ngón tay vào áp sát đầu bút, ấn nút để kim lấy máu đâm nhẹ vào dưới da là rút ra ngay. Sau đó, bạn dùng tay nặn cho máu chảy ra chừng 1 giọt. 

Bước 6: Đo đường huyết 

Khi các bạn đã lấy được mẫu máu hãy chạm nhẹ giọt máu vào khe lấy máu của que thử. Máu lúc này sẽ tự động được hút vào để thực hiện tiến trình đo đường huyết. 

Bước 7: Đọc kết quả hiển thị

Khi máu đã được cung cấp đủ máy sẽ kêu báo hiệu bíp bíp và đếm ngược thời gian để cho ra kết quả. Sau khoảng 5 – 10 giây máy sẽ trả về kết quả hiển thị trên màn hình. Bạn ghi nhận kết quả đó và tiến hành so sánh với tiêu chuẩn đã được đề ra:

  • Người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết lúc đói thấp hơn 6,1 mmol/l. 
  • Người bị tiền tiểu đường sẽ có chỉ số đường huyết lúc đói thấp hơn 7,0 mmol/l. 
  • Người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết lúc đói trên 7,8 mmol/l. 

Bước 8: Vứt bỏ kim lấy máu và que thử đường huyết

Vứt bỏ kim lấy máu và que thử đường huyết đã sử dụng vào thùng rác. Vệ sinh lại đầu ngón tay vừa lấy máu để đảm bảo an toàn. 

Chỉ số đường huyết theo từng mức độ cảnh báo. 

Tần suất kiểm tra và thử đường huyết tại nhà cho bệnh nhân 

Căn cứ vào tình trạng bệnh tiểu đường của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết tại nhà với tần suất bao lâu 1 lần. Với những người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn 1 lần/ 1 ngày thì ít nhất cần kiểm tra đường huyết 3 lần mỗi ngày. 

Các đối tượng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên với máy đo tiểu đường là: 

  • Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1: Thử tiểu đường 3 lần/ 1 ngày sau các bữa ăn 2 giờ đồng hồ. 
  • Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2: Thử tiểu đường trước bữa ăn sáng, trưa, chiều. Trước khi đi ngủ nếu thấy có dấu hiệu bất thường cũng nên kiểm tra. 
  • Bệnh nhân tiền tiểu đường: Nên kiểm tra đường huyết định kỳ 1 – 3 tháng 1 lần để tìm cách điều trị phù hợp nếu đường huyết tăng cao. 

Bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến việc ổn định chỉ số đường huyết. 

Bí quyết giúp duy trì chỉ số ổn định cho bệnh nhân tiểu đường 

Đối với bệnh nhân tiểu đường thì mục tiêu lớn nhất đó chính là ổn định được chỉ số đường huyết mỗi ngày. Việc này sẽ giúp, bệnh nhân ngăn chặn được tình trạng đường huyết tăng cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì cho mình một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh.

Đặc biệt, bệnh nhân đừng quên kết hợp sử dụng thuốc điều trị tiểu đường Tây y và các loại thảo dược thiên nhiên như dây thìa canh để cho kết quả tốt nhất. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra trong thành phần của dây thìa canh có chứa hoạt chất giúp ngăn chặn sự hấp thu đường trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường dùng dây thìa canh thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng rất hiệu quả. 

Để đảm bảo chất lượng, các bạn chỉ sử dụng dây thìa canh được trồng chuẩn hóa. Hiện nay tại Việt Nam mới có vùng trồng dây thìa canh tại Hải Hậu, Nam Định là đạt tiêu chuẩn GACP – WHO của tổ chức Tổ chức Y Thế giới an toàn với sức khỏe người dùng. 

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy đo tiểu đường cho kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Hy vọng sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường biết cách sử dụng sản phẩm để hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả nhé!

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng
Free Ship

freeship toàn quốc

với đơn hàng từ 500,000đ trở lên

Tổng: