Mục lục
Gợi ý các món cháo ngon bổ dành cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn các món cháo bổ dưỡng sau đây:
Cháo yến mạch nấu thịt bằm và bí đỏ
Nói tới các món cháo ngon bổ dành cho người tiểu đường, không thể thiếu cháo yến mạch nấu bí đỏ và thịt băm. Cháo yến mạch giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong 100g yến mạch có tới 4g chất xơ – thành phần quan trọng giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Cháo yến mạch nấu thịt bằm và bí đỏ
Chỉ số đường huyết của yến mạch cũng ở ngưỡng thấp (GI = 53) nên rất an toàn với người bệnh tiểu đường. Bí đỏ giàu vitamin A và caroten giúp hạn chế các biến chứng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở người bệnh tiểu đường.
Cháo yến mạch được nấu như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 chén nhỏ yến mạch;
– 1/2 quả bí đỏ;
– 100g thịt nạc băm.
Thực hiện:
– Ngâm yến mạch với nước trong 15 phút, trong lúc đó sơ chế các nguyên liệu khác..
– Phi thơm hành tím với một chút dầu ăn, sau đó xào săn phần thịt bằm đã chuẩn bị.
– Bí đỏ thái nhỏ, bỏ vào nồi xào chung cùng thịt băm sau đó thêm 300ml nước vào nấu cho tới khi bí chín nhừ thì dùng thìa nghiền nhuyễn bí.
– Cho yến mạch vào nấu sôi thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thưởng thức.
Thưởng thức: Thêm hành lá hoặc rau thơm tùy thích và thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiểu đường ăn gì thay cơm để giúp giảm đường huyết?
- Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để phòng tránh biến chứng?
- Người bệnh tiểu đường ăn tôm được không? Ăn tôm có làm tăng đường huyết không?
Cháo gạo lứt nấu cùng cải bó xôi và rau cần
Cháo gạo lứt nấu cùng cải bó xôi và rau cần có tác dụng bồi bổ khí huyết, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và điều hòa huyết áp. Món cháo này thích hợp cho những người bệnh tiểu đường đang gặp các vấn đề như táo bón, bí tiểu hoặc tăng huyết áp.
Cải bó xôi tốt cho người bệnh tiểu đường
Cách nấu cháo gạo lứt cùng cải bó xôi và rau cần như sau:
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:
– Gạo lứt vo sạch, ngâm qua đêm cho mềm.
– Rau cần nhặt sạch rễ, rửa sạch và cắt nhỏ.
– Cải bỏ xôi nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
Thực hiện:
– Nấu gạo lứt với khoảng 500ml nước trong vòng 45 phút cho cháo chín nhừ, có thể nấu bằng nồi áp suất.
– Khi cháo đã chín, cho cải bó xôi và rau cần vào nồi, khuấy đều và nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Thưởng thức: Cho cháo ra bát và thưởng thức. Món ăn này có thể ăn thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Cháo đậu xanh nấu cùng gạo lứt
Với gạo lứt, chúng ta có thể nấu được các món cháo ngon bổ dành cho người tiểu đường khác nhau. Thay vì sử dụng rau cần và cải bó xôi, chúng ta sẽ nấu gạo lứt cùng đậu xanh để bồi bổ sức khỏe. Món cháo gạo lứt đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thích hợp với người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp.
Cháo đậu xanh nấu cùng gạo lứt
Vì gạo lứt cần nhiều thời gian để nấu hơn nên chúng ta có thể ngâm gạo qua đêm cho gạo mềm. Khi nấu, cho đồng thời cả gạo lứt và đậu xanh vào nấu trong khoảng 45 phút tới 1 tiếng cho cháo nhừ. Khi cháo chín mềm, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và thưởng thức.
Cháo cà rốt
Cà rốt là một loại củ không chứa tinh bột nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin các nhóm B, C và nhiều khoáng chất như sắt, beta-carotene, … cũng giúp người bệnh phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm ở mắt. Món cháo cà rốt thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao hoặc rối loạn tiêu hóa.
Cháo cà rốt thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu
Chúng ta có thể cho cà rốt đã cắt hạt lựu vào nấu chung với gạo cho tới khi cháo chín nhừ thì nêm nếm cho vừa ăn và thưởng thức. Cháo cà rốt có vị ngọt tự nhiên rất hấp dẫn và không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
Cháo đậu đen nấu cùng trứng gà
Món cháo đậu đen nấu cùng trứng gà thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường có kèm theo thận hư, thường xuyên đau mỏi vùng hông và lưng, tiểu đêm nhiều lần.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: gạo 50g, đậu đen 20g, trứng gà 1 quả, hành lá, gia vị.
Cháo đậu đen nấu cùng trứng gà
Thực hiện:
– Đậu đen ngâm mềm, nấu cùng với gạo cho tới khi cháo chín nhừ.
– Đập trứng gà vào cháo, khuấy đều và đun sôi lại rồi tắt bếp.
– Nêm gia vị vừa ăn, thêm tiêu và hành lá.
Thưởng thức khi cháo còn nóng.
Cháo cá chép đậu đỏ
Cháo cá chép đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Đây là món ăn phù hợp với người bệnh tiểu đường bị nóng trong hoặc có kèm viêm tuyến tiền liệt, tiểu buốt, tiểu rắt.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:
– Gạo vo sạch.
– Đậu đỏ rửa sạch, có thể ngâm cùng nước cho mềm.
– Cá chép cạo sạch vảy, làm sạch và bỏ ruột.
Cháo cá chép đậu đỏ
Thực hiện:
– Luộc cá với nước và 1 vài lát gừng tươi để khử mùi tanh.
– Sử dụng nước luộc cá để nấu cháo đậu đỏ.
– Trong lúc chờ cháo chín thì gỡ lấy phần thịt cá, có thể xào săn cùng một chút dầu ăn.
– Khi cháo chín thì cho phần thịt cá vừa gỡ được vào nồi, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn và đun sôi lại 1 lần nữa.
Thưởng thức: Cho cháo ra bát, thêm hành lá, rắc chút tiêu và thưởng thức.
Mặc dù bản chất của cháo vẫn là tinh bột, song với câu hỏi bị tiểu đường có nên ăn cháo không, các chuyên gia y tế cho biết người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể đưa cháo vào thực đơn hàng ngày với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi ăn cháo, người bệnh tiểu đường cần lưu ý trong cách chế biến cũng như có chế độ ăn riêng biệt để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn cháo?
Các món cháo dành cho người bệnh tiểu đường nên được nấu từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt hoặc các loại hạt. Những loại tinh bột này tốt cho người bệnh tiểu đường hơn so với nấu cháo nấu bằng gạo trắng.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cháo gạo lứt, cháo yến mạch
Về bản chất, cháo vẫn chứa lượng tinh bột nhất định nên người bệnh không được ăn quá nhiều trong cùng một thời điểm. Hơn nữa, việc ăn cháo có thể sẽ khiến người bệnh nhanh đói và có cảm giác thèm ăn nên cần ăn bổ sung bữa phụ với các thực phẩm như sữa chua không đường, sữa tươi không đường, ½ bắp ngô, …
Hãy bổ sung ngay các món cháo ngon bổ dành cho người tiểu đường để làm phong phú thêm thực đơn hằng ngày. Nếu ăn uống đúng cách và sống lành mạnh, người bệnh sẽ duy trì được sức khỏe và hạn chế các biến chứng của bệnh.