Tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Mục lục
Các biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm đến tính mạng
Trên thực tế, các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 thường liên quan đến các vấn đề về tim mạch, thận, mắt, hệ thần kinh…Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng mà các bạn nên biết:
Biến chứng về tim mạch
Theo thống kê cho thấy, những người bị tiểu đường có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao gấp 4 lần người bình thường. Vì bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương các tế bào nội mạc nên dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa trên động mạch, gây hẹp lòng mạch. Các mảng xơ vữa cũng là nguyên nhân chính hình thành nên các cục huyết khối gây ách tắc, vỡ mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Biến chứng về thận
Theo thống kê cho thấy gần một nửa số bệnh nhân bị tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ suy thận. Nguyên nhân là do đường huyết trong máu tăng cao trong một thời gian dài sẽ sinh ra các chất oxy hóa làm cho mao mạch ở cầu thận bị tổn thương. Khi thận phải hoạt động vượt quá công xuất, các lỗ lọc thận to hơn, thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn chức năng. Lúc này để duy trì sự sống, bệnh nhân chỉ còn cách chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Biến chứng Ketoacidosis tiểu đường
Ketoacidosis tiểu đường – DKA là một trong những biến chứng vô cùng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ glucose cần thiết để sản sinh ra năng lượng. Nên cơ thể sẽ bắt đầu tự đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và tạo ra ketone. Khi hàm lượng ketone trong máu quá cao có thể gây ngộ độc cho cơ thể dẫn đến tình trạng hôn mê sâu và thậm chí là tử vong.
Biến chứng cấp tính hôn mê, tử vong
Bệnh tiểu đường không chỉ âm thầm gây ra các biến chứng mãn tính mà biến chứng cấp tính cũng rất nguy hiểm. Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao đột ngột, não bộ sẽ dễ bị tổn thương. Người bệnh có thể bị hôn mê do nhiễm ceton acid hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, khi lượng đường huyết trong cơ thể bị hạ thấp đột ngột cũng khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê.
Hướng dẫn cách phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra không phải là khó, bệnh nhân chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số cách hiệu quả cho các bạn tham khảo:
Kiểm soát đường huyết mỗi ngày là cách ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Kiểm soát đường huyết mỗi ngày
Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát chỉ số đường huyết mỗi ngày vô cùng quan trọng. Mỗi sáng khi vừa thức dậy, bạn hãy đo chỉ số đường huyết để xác định được đường huyết có nằm ở mức nào. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết an toàn cho các bạn tham khảo:
- Chỉ số HbA1c < 7%.
- Chỉ số đường huyết được đo khi đói: Từ 3.9 – 7.2 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết được đo trước khi ăn: < 7.2 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết được đo sau khi ăn 2h: < 10 mmol/l.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Đối với bệnh nhân tiểu đường việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng mỗi ngày được xem là rất quan trọng. Nó giúp các bạn tránh được việc đường huyết tăng cao đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường cần lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều bột đường, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều muối…Thay vào đó nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin cùng các nguyên tố vi lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Thiết lập chế độ tập thể dục thể thao
Bạn có biết bệnh nhân tiểu đường nếu chăm chỉ tập thể dụng thể thao hàng ngày sẽ giúp giảm đề kháng insulin. Từ đó cũng giúp giảm được đường huyết trong máu, ngăn chặn các biến chứng về tim mạch, gan, thận và mắt vô cùng hiệu quả. Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo các bộ môn như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ…Mỗi ngày hãy dành 30 phút và tối thiểu tập luyện 150 phút mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Như các bạn đã biết tiểu đường là một căn bệnh mạn tính. Nên bệnh nhân khi mắc phải chấp nhận sống chung với bệnh lâu dài. Ngoài việc tái khám định kỳ 1 – 3 tháng/ 1 lần. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng các loại thuốc đúng liều lượng và thời gian sử dụng.
Sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ ổn định đường huyết
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe để ổn định đường huyết hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm được chiết xuất từ dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hàm lượng hoạt chất GS4 trong dây thìa canh có tác dụng hỗ trợ phục hồi tuyến tụy, tăng cường sản sinh insulin, hạ đường huyết và kiểm soát đường huyết trong cơ thể ổn định lâu dài.
Trên đây là những thông tin về các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa, hạn chế những biến chứng đó. Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, bạn đọc có thể để lại comment dưới bài viết, hoặc gọi đến số hotline của chúng tôi. Kính chúc bạn đọc có một chỉ số đường huyết ổn định.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!