Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường đã và đang trở thành mối lo ngại hàng đầu của y tế công cộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh tiểu đường diễn biến âm thầm nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có lây không. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Nhiều người lo lắng về khả năng lây nhiễm của bệnh tiểu đường.

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém, được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa. 

Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh của thế kỷ 21.

Hiểu đơn giản, khi cơ thể chúng ta hoạt động bình thường, cơ thể sẽ chuyển hóa nguồn nguyên liệu chính là glucose (hay còn gọi là đường máu) thành năng lượng, quá trình này diễn ra nhờ tác dụng của một loại hormon gọi là insulin cho tuyến tụy sản xuất. Insulin hoạt động tương tự như một chìa khóa để đưa glucose vào các tế bào như tế bào gan, mô cơ và mô mỡ; chuyển hóa đường thành ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với người bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và gây ra bệnh tiểu đường.

Các loại tiểu đường thường gặp bao gồm:

  • Tiểu đường tuýp 1: đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin. Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường và diễn biến xấu rất nhanh. 
  • Tiểu đường tuýp 2: thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên vì chủ yếu xuất hiện ở người trên 40 tuổi và chiếm tỷ lệ gần 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của tiểu đường tuýp 2 liên quan đến tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh, béo phì, tuyến tụy suy yếu…
  • Tiểu đường thai kỳ: tình trạng tăng đường huyết mới xuất hiện, hoặc được ghi nhận lần đầu trong ba tháng giữa, hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kỳ. 

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thầm lặng nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh tiểu đường được ví như “kẻ giết người thầm lặng” vì các biến chứng của bệnh diễn ra ầm thầm, đến khi bệnh nhân phát hiện thì đã muộn. Theo thống kê, 70% bệnh nhân tiểu đường phát hiện mình mắc tiểu đường khi bị biến chứng và đưa đến bệnh viện điều trị. Các biến chứng bao gồm:

  • Biến chứng ở da: Nhiễm trùng da, nấm, ngứa ngoài da, và một số loại bệnh như bệnh bạch biến, u mỡ vàng….
  • Biến chứng ở mắt: tổn thương thị lực, bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa…
  • Biến chứng về tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh động mạch ngoại biên, ngoài ra, người bệnh có thể bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc thiếu máu não thoáng qua dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
  • Biến chứng về thần kinh: mất cảm giác chân, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi, loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau ở xương khớp khi bệnh đã diễn tiến nặng, nhiễm trùng tiết niệu…
  • Biến chứng về thận: làm suy giảm chức năng lọc của thận, dẫn đến suy thận.
  • Bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ dẫn đến phát triển bệnh Alzheimer.

Có thể bạn quan tâm:

Vậy bệnh tiểu đường có lây không?

Căn bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, cứ 10 người lớn độ tuổi từ 20-79 thì có 1 người mắc tiểu đường, vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có lây không. Thực tế, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, không phải là căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nên bệnh tiểu đường không hề lây nhiễm. 

Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường tiếp xúc. 

Ngoài ra, một số câu hỏi được đặt ra như:

  • Bệnh tiểu đường có thể lây qua đường máu không? 
  • Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống, tiếp xúc không?
  • Hay bệnh tiểu đường có thể lây qua đường tình dục không?

Câu trả lời là không. Vì tiểu đường không thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, nước bọt, ăn uống, qua quan hệ tình dục, qua đường máu hay bất cứ tiếp xúc trực tiếp nào khác. 

Tuy nhiên, chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chính vì vậy, những người thường xuyên ăn chung một thực đơn có nguy cơ cùng mắc bệnh. Bạn không nên quá lo lắng nếu sinh hoạt hoặc chung sống với người bệnh tiểu đường mà nên chú ý đến chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ phát triển bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh mạn tính phức tạp, đòi hỏi một quá trình điều trị tỉ mỉ và lâu dài, mang lại nhiều gánh nặng cho bản thân người bệnh, cũng như gia đình và xã hội. Do đó, biết cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Đáng tiếc là không có cách nào phòng ngừa tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân là do rối loạn miễn dịch và có liên quan đến gen di truyền, vì vậy, điều mỗi chúng ta nên làm là thường xuyên theo dõi sức khỏe, đi khám nếu có dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị bệnh.

Còn đối với tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt nên có thể chủ động phòng ngừa bệnh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng những phương pháp sau:

Tập luyện thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau củ trái cây tươi, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đường hấp thu nhanh hoặc đường tinh luyện, thay vào đó hãy sử dụng ngũ cốc, sữa, các loại hạt…
  • Hạn chế đồ uống có gas, đồ ngọt, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Duy trì chế độ tập thể dục thể thao thường xuyên: tập luyện tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày mỗi tuần với các bài thể dục như: đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, duy trì đường huyết trong giới hạn cho phép.
  • Nên uống đủ nước, theo dõi và kiểm soát cân nặng, ngủ đủ giấc và kiểm soát cảm xúc, giảm stress.
  • Sử dụng thảo dược hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên có tác dụng làm giảm và ổn định đường huyết, đơn cử như Dây thìa canh và các sản phẩm được chế biến từ Dây thìa canh chuẩn hóa.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bệnh tiểu đường có lây không và những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn và gia đình phòng ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường.

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: