Người bị tiểu đường nếu ăn dưa hấu đúng cách thì không phải lo lắng đường huyết tăng cao. Dưới đây là thông tin chi tiết cho các bạn tham khảo.
Mục lục
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dưa hấu không?
Để giải đáp thắc mắc “người bị tiểu đường có ăn được dưa hấu không”, các bạn phải biết tìm hiểu về chỉ số GI và GL của loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:
Chỉ số đường huyết (GI) được dùng để phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của các thực phẩm sau khi ăn. Chỉ số GI được tính theo thang điểm cao nhất là 100 điểm. Những loại thực phẩm có chỉ số GI càng cao thì càng không tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường. Những thực phẩm có chỉ số GI < 55 thì được coi là thấp. Chỉ số GI từ 55-69 được xem là trung bình. Còn chỉ số GI > 70 trở lên được xem là cao.
Chỉ số GL hay glycemic load) gọi là chỉ số đường tải. Nó là sự kết hợp giữa GI và lượng carbohydrate thực tế được tính trong một khẩu phần ăn. Chỉ số GL thường được các chuyên gia sử dụng đánh giá lượng đường có trong thức ăn và khả năng làm tăng đường huyết sau ăn.
Đối với người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết bằng cách tính lượng carbohydrate tiêu thụ trong các bữa ăn hàng ngày được xem là rất quan trọng. Thực phẩm nào có GI thấp hoặc trung bình thì ít có khả năng làm tăng đường huyết.Ngược lại nếu chỉ số GI và GL cao thì sẽ có nguy cơ gây tăng đường huyết nguy hiểm cho sức khỏe.
Dưa hấu có chỉ số GI là 72 và chỉ số GL là 2 trên 100 gam khẩu phần. Như vậy, chỉ số GI của dưa hấu là cao nhưng chỉ số GL của dưa hấu lại thấp. Nên người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dưa hấu. Nhưng các bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, cân bằng với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt cho sức khỏe?
- Tiểu đường ăn bao nhiêu cơm thì tốt cho sức khỏe?
- Đường huyết cao nên ăn gì? Gợi ý 9 loại thực phẩm nên duy trì hàng ngày
Lợi ích của việc ăn dưa hấu với sức khỏe người bị tiểu đường?
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra dưa hấu là loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số tác dụng của dưa hấu cho các bạn tham khảo:
- Dưa hấu giàu vitamin A giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe và đồng thời còn hỗ trợ hoạt động của các cơ quan như tim, thận, phổi tốt hơn.
- Vitamin C có trong dưa hấu giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại những bệnh lý do vi khuẩn và virus gây ra.
- Hàm lượng vitamin B dồi dào còn giúp tăng cường sức mạnh của hệ thần kinh, cải thiện hoạt động của não bộ.
- Dưa hấu có chứa hàm lượng chất xơ cao rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Cuối cùng, dưa hấu là loại quả chứa ít calo nhưng lại có đến 90% là nước. Nên những người bị tiểu đường và đang có kế hoạch giảm cân nên ăn dưa hấu vừa no lâu hơn lại giúp giảm cảm giác thèm ăn ngọt rất tốt.
Cách giúp người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu an toàn
Như vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu nhưng tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 120g cho mỗi ngày. Và sau khi ăn dưa hấu phải kiểm tra đường huyết sau khi ăn để đảm bảo rằng chúng không gây tăng đường huyết. Ngoài ra, các chuyên gia nội tiết cũng chia sẻ thì người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu theo những cách sau đây:
Chỉ nên ăn nguyên cả miếng dưa hấu, không nên ép nước
Nguyên nhân vì người tiểu đường cần nhiều chất xơ. Các bạn nên ăn nguyên cả miếng từ đó sẽ giúp lượng đường được hấp thu vào trong máu một cách từ từ. Điều này sẽ giúp tránh làm đường huyết tăng cao đột biến.
Không nên ăn dưa hấu ngay sau bữa ăn
Người bị tiểu đường chỉ nên ăn dưa hấu vào bữa phụ. Nghĩa là bạn nên ăn sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ để tránh đường huyết tăng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Không nên ăn quá 500gram/ngày và chia làm 2-3 lần
Mỗi lần ăn dưa hấu, người bị tiểu đường chỉ nên ăn 1 miếng dưa hấu khoảng 200 gram. Không nên ăn quá 500 gam mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết trong cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, nếu muốn ăn dưa hấu lạnh chỉ nên để ngăn mát khoảng 8-10oC.
Một số loại trái cây phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường
Nếu lo ngại việc dưa hấu nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bị tiểu đường. Các bạn có thể lựa chọn cho mình một số loại trái cây khác có chỉ số GI thấp hơn để bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Một số loại quả có chỉ số GI thấp mà người bị tiểu đường có thể tham khảo là: cam, táo, bưởi, mận, đào, lê, quýt…
Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý rằng khi ăn trái cây thì không nên thêm đường khi ăn. Và bạn chỉ nên ăn quả tươi, hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô, phơi khô, làm nước ép hoặc ô mai trái cây….Bởi vì, trái cây khi bị ép nước hay sấy khô thì hàm lượng đường sẽ cô đặc lại mà chất xơ trong quả giảm đi. Nên ăn nhiều lại gây tăng đường huyết do đó không thích hợp cho người bị tiểu đường nữa.
Tạm kết:
Như vậy, dưa hấu mặc dù là một loại quả tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn với hàm lượng vừa đủ, không thêm đường, hay ép nước để tránh trường hợp chỉ số đường huyết tăng cao. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như dây thìa canh giúp hỗ trợ và ổn định đường huyết sau ăn tốt hơn.
————————————————————————–
TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (*)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
|
(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2020
Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!