Mua hàng Điểm bán Hotline

Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c

Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Điểm danh 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ cùng các dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể làm tăng đột biến lượng đường sau ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn qua bài viết dưới đây!

Lợi ích của trái cây đối với người bệnh tiểu đường

Hầu hết các loại vitamin cần thiết cơ thể của chúng ta không tự tổng hợp được mà phải bổ sung thông qua các loại thực phẩm. Và trái cây nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể:

  • Ăn trái cây là cách tốt nhất để chúng ta bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể như: vitamin A, C, D, E, K; các khoáng chất kali, kẽm, magie, sắt, natri,…
  • Trái cây còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp ổn định đường huyết.
  • Trái cây bổ sung chất chống oxy hóa giúp quá trình oxy hóa diễn ra chậm hơn, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Đặc biệt, các chất chống oxy hóa trong trái cây còn giúp hạn chế tổn thương do các gốc tự do gây ra, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Trái cây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhìn chung, trái cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường, giúp cơ thể hấp thụ đường một cách từ từ và tạo cảm giác no lâu. Ngoài ra, việc hấp thụ đủ chất xơ có ý nghĩa lớn trong việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nguy cơ béo phì. Sử dụng trái cây một cách khoa học giúp người bệnh tiểu đường nâng cao sức khỏe, kiểm soát tốt đường huyết.  

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng nhiều loại trái cây chứa hàm lượng đường lớn cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường huyết. Người bệnh tiểu đường có thể không cần phải bỏ bất kỳ loại trái cây nào một cách hoàn toàn, tuy nhiên nên hạn chế những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao. Dưới đây là 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục:

1. Trái sầu riêng và mít

Theo các chuyên gia, mặc dù sầu riêng cung cấp nhiều năng lượng và chất béo lành mạnh không chứa cholesterol, nhưng chỉ 3 múi thịt sầu riêng đã chứa lượng đường lớn tương đương 1 lon Cocacola hoặc 1 bát cơm trắng.

Sầu riêng là loại quả chứa hàm lượng đường lớn.

Ngoài ra, cả sầu riêng và mít đều thuộc loại trái cây có chỉ số đường huyết cao trên 60. Vì vậy, việc ăn sầu riêng và mít sẽ làm đường huyết tăng nhanh chóng.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng và mít, hoặc nếu ăn thì chỉ nên ăn 1 múi sầu riêng, 2 – 3 múi mít để không gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.

Có thể bạn quan tâm: 

2. Trái dứa chín

Dứa là loại trái cây giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, nhưng lại là một loại quả mà người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bởi trong dứa cũng chứa nhiều đường và carbohydrate.

Trong 100 gram dứa có tới 10 gram đường tự nhiên và 22,2 gram carbohydrate, do có cấu tạo rất đơn giản nên dù chỉ ăn một lượng nhỏ cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh.

Dứa là một trong những loại quả người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn. 

Vì vậy, mặc dù rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn dứa chín hoặc các loại nước ép dứa, sinh tố dứa, dứa đóng hộp,… hoặc chỉ nên ăn khoảng 50 – 60 gram dứa/ngày và không nên ăn quá 500 gram dứa/tuần.

3. Trái nhãn và vải

Nhãn và vải đều là những loại trái cây ít chất xơ nhưng lại chứa rất nhiều đường. Lượng đường chứa trong 100 gram nhãn và vải tương đương với 1 bát cơm trắng. Nếu ăn lượng quá nhiều có thể khiến lượng đường được hấp thu vượt quá khả năng chuyển hóa, làm tăng đường huyết đột ngột. Vậy nên, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhãn, vải và chỉ nên ăn 2 – 3 quả mỗi ngày, ăn trong các bữa phụ.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều trái vải và nhãn.

4. Trái xoài chín

Theo nghiên cứu, xoài xanh chứa hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, rất tốt cho người tiểu đường, tuy nhiên, xoài chín lại ngược lại. Trong 100 gram xoài chín có chứa tới 20 gram đường tự nhiên, có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu nếu người bệnh ăn quá nhiều cùng một lúc. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 80 gram xoài chín mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường nên chọn xoài xanh thay vì xoài chín

5. Trái chuối chín

Mặc dù chỉ số GI của chuối chỉ nằm trong khoảng trung bình, từ 42 – 62 nhưng khi chuối chín thường chứa lượng đường rất lớn. Trong 100 gram chuối chín có chứa tới 15 gram đường, các loại đường này là sucrose, glucose và fructose có khả năng hấp thụ vào máu nhanh và làm tăng đường huyết đột ngột.

Vì vậy, người tiểu đường khi muốn ăn chuối thì nên lựa chọn những trái chín vừa, không nên ăn chuối chín kỹ và không nên ăn quá 1 quả chuối mỗi ngày.

Chuối chín chứa hàm lượng đường lớn.

Những lưu ý khi ăn trái cây cho người tiểu đường 

Bên cạnh 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng trái cây trong thực đơn dinh dưỡng, cụ thể:

  • Chỉ sử dụng trái cây tươi, không sử dụng trái cây khô, trái cây đóng hộp: Lượng đường chứa trong các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp rất cao, thậm chí gấp 3 lần so với trái cây tươi. Trong trường hợp ăn trái cây khô, đã qua chế biến cần kiểm tra kỹ bảng thành phần do nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại đường khác nhau trong một sản phẩm như: đường mía, siro ngô fructose cao, dextran,…
  • Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, sinh tố vì vì ⅓ – ½ cốc nước ép đã chứa 15gr Carb đồng thời chứa lượng đường gấp đôi so với trái cây tươi. Ngoài ra, do là dạng lỏng nên cơ thể sẽ hấp thụ đường nhanh hơn, có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
  • Chia nhỏ lượng trái cây vào các bữa phụ trong ngày: Theo nhiều khuyến cáo, người bệnh không nên ăn hoa quả ngay trước và sau bữa ăn. Thời điểm ăn hoa quả thích hợp là vào các bữa phụ, xen giữa bữa chính chẳng hạn như lúc 9h sáng, 3h chiều hay 9h tối, người bệnh nên chia nhỏ lượng trái cây để giảm tình trạng hấp thu đường quá nhiều cùng lúc.

Trên đây là 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn và những lưu ý khi sử dụng trái cây. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích, lựa chọn trái cây phù hợp để vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa kiểm soát tốt đường huyết. 

————————————————————————–

TPBVSK DIABETNA – SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG SỐ 1 VIỆT NAM TRONG DÒNG THẢO DƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ DÂY THÌA CANH SẠCH CHUẨN QUỐC TẾ GACP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG 3 NĂM LIÊN TIẾP 2020, 2021, 2022 (*)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết, hỗ trợ giảm HbA1c
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

(*) Được bạn đọc Tạp chí kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn 

Bạn có thể xem điểm bán DIABETNA TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

đặt hàng
Sản phẩm
Diabetna lọ 120 viên
Diabetna vỉ 40 viên
Trà Diabetna
Đơn giá
305.000/hộp
108.000/hộp
50.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
Tổng

Tổng: